3 cách chữa mề đay ở trẻ em an toàn, hiệu quả cha mẹ không nên bỏ qua

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Mề đay khiến cho trẻ nhỏ luôn trong tình trạng bứt rứt, khó chịu, biếng ăn, hay quấy khóc. Khác với người lớn, hệ miễn dịch của bé non kém, không đủ sức chống đỡ lại các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó, khả năng chịu đựng cũng thường kém hơn. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu để nắm được những cách chữa mề đay ở trẻ em an toàn, hiệu quả.  Dưới đây chính là những thông tin chi tiết về vấn đề này, mời bạn tham khảo. 

Trẻ bị nổi mề đay
Trẻ bị nổi mề đay sẽ luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu và quấy khóc

Các cách chữa mề đay ở trẻ em an toàn, hiệu quả nhất hiện nay

Khi bị mề đay, các nốt mẩn đỏ sẽ xuất hiện trên một hoặc nhiều vùng da của bé gây ngứa ngáy, khó chịu. Lúc này cha mẹ phải kịp thời phát hiện bất thường để có cách xử lý kịp thời. Việc chữa nổi mề đay ở trẻ em phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, áp dụng đúng phương pháp để hiệu quả điều trị tốt nhất và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Cách chữa mề đay ở trẻ em theo dân gian

Dân gian là kho tàng các mẹo chữa bệnh khá hữu ích. Để chữa mề đay cho trẻ, ông bà ta thường sử dụng các loại lá để tắm cho bé.

  • Dùng gừng chữa mề đay cho trẻ: Gừng được biết đến với công dụng chữa mề đay mẩn ngứa vì chứa các chất được coi là kháng sinh tự nhiên. Phụ huynh rửa sạch vài nhánh gừng, cắt thành lát mỏng và cho vào nồi đun sôi thành nước cho bé uống. Mỗi lần một chén nhỏ, tránh uống quá nhiều sẽ gây ra tình trạng nóng trong.
  • Chữa mề đay bằng lá khế: Trẻ bị nổi mề đay tắm lá khế là mẹo dân gian đầu tiên mà nhiều người nhắc tới khi trẻ có triệu chứng nổi mề đay. Theo đó, cha mẹ lựa chọn một nắm lá khế còn tươi, không bị sâu bệnh, rửa sạch và nấu sôi, sau đó đổ ra chậu lớn, pha cùng với nước lạnh làm sao cho đạt độ ấm vừa phải thì dùng để tắm cho bé.

Một số thảo dược tự nhiên chữa mề đay ở trẻ em hiệu quả

  • Chữa mề đay cho trẻ bằng lá kinh giới: Chuẩn bị một nắm lá kinh giới, rửa sạch, lọc bỏ lá sâu, héo rồi để ráo nước, sao vàng. Tiếp tục dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch bọc phần lá kinh giới vừa được sao và chườm lên vùng da bị nổi mề đay. Cha mẹ nên để lá ấm mới chườm lên da trẻ vì nếu nhiệt độ quá cao có thể gây bỏng.
  • Chữa mề đay bằng lá trầu không: Trong dân gian, trầu không là một loại lá có nhiều công dụng vì tính kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Nếu dùng trầu không chữa mề đay cho trẻ, bạn hãy lựa chọn lá non, không quá già, còn tươi, không sâu bệnh, rửa sạch và đun lấy nước xông. Sau khi nước ấm thì pha ra tắm cho bé hàng ngày.

Ngoài ra, nếu trẻ bị nổi mề đay ở thể nhẹ, cha mẹ còn có thể sử dụng một số loại lá khác như trà xanh, rau má, sài đất nấu nước tắm hay dùng nhựa nha đam bôi lên vùng da bị nổi mề đay để giúp con đẩy lùi các triệu chứng.

Thuốc Tây y chữa trị mề đay cho bé

Trong Tây y, tình trạng nổi mề đay đa phần có nguyên nhân là do cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây hại và phản ứng lại bằng cách kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra chất histamine gây mề đay, mẩn ngứa. Vì vậy, nhằm đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh mề đay gây ra cho bé, bạn cần đưa con đi thăm khám và bác sĩ chuyên khoa sẽ kê một số loại thuốc phù hợp. 

Thuốc kháng histamine chữa nổi mề đay ở trẻ em

Như đã trình bày ở phần trên, nhóm thuốc kháng histamine có tác dụng ức chế hoạt động của thụ thể histamin trong máu, từ đó giảm nhanh các hiện tượng nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy cho trẻ. Thuốc này được bào chế dưới dạng uống hoặc kem bôi ngoài da.

Để xác định chính xác tình trạng bệnh lý từ đó sử dụng thuốc với liều lượng thích hợp thì bạn cần đưa trẻ tới cơ sở y tế có bác sĩ chuyên môn. Một số biệt dược tiêu biểu trong nhóm này là:

  • Thuốc uống: Loratadine, Tagamet, Cetirizine, Zantac, Fexofenadine, Pepcid,…
  • Thuốc bôi: Benadryl cream, Thuốc Phenergan…

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần đọc kỹ hướng dẫn thuốc trước khi sử dụng. Đặc biệt không nên quá lạm dụng các loại thuốc này nếu thấy tình trạng bệnh cải thiện, cần tham khảo ý kiến bác sĩ sau khi hết liệu trình điều trị.

Thuốc tây chữa mề đay có thể gây tác dụng phụ
Thuốc tây chữa mề đay có thể gây tác dụng phụ

Thuốc kháng viêm chứa Corticosteroid

Thuốc kháng viêm chứa Corticosteroid thường được chỉ định sử dụng cho những trường hợp mề đay mãn tính, ngoài ngứa ngáy, nổi mẩn, trên da còn xuất hiện tình trạng viêm mạch, phù thanh quản… Thuốc cũng được dùng khi người bị bệnh không đáp ứng được với kháng histamin. Tùy vào mức độ bệnh từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp. Thuốc có nhiều dạng nhưng phổ biến là:

  • Thuốc dạng uống: Metasone, Prednison, Medrol…
  • Thuốc dạng bôi: Flucinar, Fluocinolon, Hydrocortison, Triamcinolone,…

Các loại thuốc Corticosteroid có khả năng gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm đối với trẻ như giảm hormone tăng trưởng, làm chậm sự phát triển của xương… Do đó trên thực tế, các bác sĩ chuyên khoa cũng hạn chế dùng thuốc này để chữa bệnh mề đay ở trẻ em.

Thuốc kháng thể nhân tạo đơn dòng

Thuốc kháng thể nhân tạo đơn dòng Omalizumab được sử dụng cho những trường hợp mề đay mãn tính, không rõ nguyên nhân và khó điều trị bằng các loại thuốc thông thường. Omalizumab là thuốc tiêm, có tác dụng ngăn ngừa quá trình giải phóng các chất trung gian gây ra phản ứng viêm. Ngoài chữa bệnh mề đay, thuốc còn có dùng để chữa trị hen suyễn.

Vì có dược tính cao nên Omalizumab có thể gây ra một số tác dụng phụ cho bệnh nhân như thâm tím, sưng đau, chảy máu… Liều dùng chỉ 1 lần/tháng.

Cách chữa mề đay cho trẻ em bằng Đông y

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, mề đay là hiện tượng cơ thể bị các yếu tố phong, hàn, thấp, nhiệt (gió, lạnh, ẩm) tấn công, làm tổn thương lục phủ ngũ tạng. Cơ thể suy yếu, không có khả năng đào thải độc tố ra bên ngoài sẽ sinh ra tình trạng vệ khí bất hòa, khí huyết bất túc, uất tích tại bì. Từ đó mà sinh ra bệnh nổi mẩn, ngứa ngáy trên da.

Tương tự như Tây y, tùy thuộc vào từng thể bệnh, mức độ bệnh và cơ địa của từng người mà các vị thuốc được dùng để chữa trị sẽ khác nhau. Liều lượng kết hợp cũng không giống nhau. Cụ thể:

Mề đay thể phong nhiệt

Thể bệnh khởi phát đột ngột, mề đay khi đã nổi lên sẽ nhanh chóng lan từ vùng da này sang vùng da khác. Khi bùng phát sẽ gây ngứa dữ dội. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện triệu chứng táo bón, nước tiểu màu vàng và có cảm giác nóng trong người.

Những vị thuốc thường dùng trị thể bệnh này gồm có phòng phong, kinh giới, cam thảo, huyền thoại (mỗi loại 6g); kim ngân, đan bì, lá đơn, liên kiều, đại thanh diệp (mỗi loại 10g).

Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y mang lại hiệu quả cho nhiều bệnh nhân
Tùy từng thể bệnh thầy thuốc sẽ kê những bài thuốc Đông y phù hợp cho người bệnh

Mề đay thể phong hàn

Thể bệnh này thường xuất hiện vào những thời điểm giao mùa, do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Các triệu chứng mề đay thường diễn tiến chậm. Ngoài ra, trẻ thường có kèm biểu hiện hắt hơi, sổ mũi và có cảm giác ngứa nhẹ trên vùng da bị tổn thương.

Thảo dược dùng để điều trị chứng bệnh này thường có tính ấm, có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể và đào thải độc tố ra bên ngoài. Bệnh nhân có thể dùng bài thuốc sau để trị mề đay cho trẻ: Ma hoàng, quế chi (mỗi loại 6g); bạch thược, tô diệp, khương hoạt, hạnh nhân, đảng sâm (mỗi loại 10g), táo (7 trái), gừng tươi (3 lát).

Mề đay thể thấp nhiệt

Người bị mề đay thể thấp nhiệt thường có các biểu hiện sạm da, các nốt mẩn dễ lan rộng và gây ngứa dữ dội, đặc biệt là khi tiếp xúc với gió. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, cảm giác đau đầu, chóng mặt, khó khăn khi đi đại tiện.

Các vị thuốc chữa mề đay thể này thường có tác dụng hóa thấp, phương hương. Bạn có thể áp dụng bài thuốc sau: Trần bì, hậu phát, hoắc hương, sinh cam thảo (mỗi loại 6g); hoàng cầm, bội lan, linh bì, hoạt thạch (mỗi loại 10g), ngân hoa, bồ công anh (mỗi loại 15g).

Mề đay thể thực tích

Đây là loại mề đay xuất hiện do người bệnh bị dị ứng thực phẩm. Triệu chứng điển hình là các nốt mẩn đỏ ngứa nổi trên da kèm cảm giác tức ngực, khó ăn uống, đau bụng, buồn nôn, đại tiện khó khăn.

Đối với thể bệnh này, các lương y thường lựa chọn những vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, thông đạo, sơ phong và trung hòa cơ thể. Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc: Địa phu tử, tiêu tân lang, kê nội kim, phục linh, cúc hoa, xích thược, tiêu sơn tra (mỗi vị 10g), ngân hoa 12g, bạch tiễn bì 15g.

Ưu điểm của thuốc nam trong chữa mề đay ở trẻ em
Ưu điểm của thuốc nam trong chữa mề đay ở trẻ em

Thuốc cổ truyền với thành phần là các thảo dược thiên nhiên, khi được kết hợp đúng tỷ lệ sẽ mang lại hiệu quả tốt và đảm bảo sự an toàn tối đa cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, với cơ chế điều trị từ gốc, tập trung tiêu viêm, giải độc, bồi bổ chức năng ngũ tạng bên trong, thuốc Đông y không những chữa bệnh triệt để mà còn giúp nâng cao thể trạng cho trẻ. Cha mẹ sẽ nhận thấy trẻ ăn ngoan, ngủ ngon và khỏe mạnh hơn bao giờ hết. Cũng chính vì điều này mà sử dụng thuốc Đông y hiện đang là sự lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh.

>> BÀI THUỐC CHỮA NỔI MỀ ĐAY AN TOÀN, HIỆU QUẢ CỦA DÒNG HỌ ĐỖ MINH<<

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường chính là lựa chọn của nhiều cha mẹ trong điều trị mề đay cho bé yêu.

Bài thuốc được cải tiến, hoàn thiện trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc điều trị mề đay trong Đông y

Theo Đông y, mề đay khởi phát là do sự cộng hưởng từ 2 yếu tố:

  • Phong tà (tác nhân có hại) bên ngoài xâm nhập vào cơ thể
  • Gan, thận suy yếu, khí huyết ứ trệ, mất cân bằng âm dương, tích tụ độc tố mà phát qua da

Từ đó, đề ra nguyên tắc điều trị mề đay “Lấy tiêu độc, trừ tà làm cốt lõi, dưỡng huyết, định thần làm bổ trợ”. Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc, nguyên tắc của Đông y cho thấy trụ cột lớn nhất trong điều trị mề đay chính là loại trừ độc tố, củng cố nền tảng sức khỏe.

Ghi nhớ nguyên tắc này làm nền, qua thực tiễn hơn 150 năm hành nghề, các đời truyền nhân dòng họ Đỗ Minh đã không cải tiến, hoàn thiện, cho ra đời công thức bí truyền đặc trị mề đay – Mề đay Đỗ Minh.

Mề đay Đỗ Minh là sự kết hợp của 3 bài thuốc nhỏ, tạo nên công dụng toàn diện trong cùng một lộ trình điều trị:

  • Đặc trị mề đay
  • Bổ gan giải độc
  • Bổ thận dưỡng huyết

Không chỉ đào thải toàn bộ độc tố ra khỏi cơ thể, thúc đẩy lưu thông khí huyết, bài thuốc còn giúp tăng cường chức năng gan, thận, tăng sức đề kháng, ngăn mề đay tái phát.

Sử dụng 100% dược liệu sạch từ thiên nhiên an toàn cho bé 

Phương thuốc có sự kết hợp của hơn 30 loại dược liệu quý, 100% từ tự nhiên, do nhà thuốc trực tiếp gieo trồng, chăm sóc, thu hái. Đảm bảo không chứa chất bảo quản, đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế, hoàn toàn an toàn, lành tính, là phương pháp điều trị tối ưu dành cho đối tượng nhạy cảm như trẻ em.

Bên cạnh tác dụng đặc trị mề đay mẩn ngứa, thuốc còn giúp bồi bổ cơ thể, nhờ đó, bé ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc hơn, ít ốm vặt, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển sau này.

Công nghệ bào chế hiện đại tiện dụng cho mẹ

Thấu hiểu những bận rộn, khó khăn của người bệnh trong nhịp sống hiện đại, nhà thuốc hỗ trợ tinh chế MIỄN PHÍ dược liệu thành dạng cao đặc, đóng hộp thủy tinh, có mùi thơm, vị ngọt nhẹ, dễ uống. Bố mẹ không còn phải lo lắng phải tốn nhiều thời gian đun sắc, phức tạp.

Cách sử dụng bài thuốc chữa mề đay ở trẻ em

Đặc biệt, nhà thuốc Đỗ Minh Đường có chính sách tư vấn, khám bệnh MIỄN PHÍ 100% và gửi thuốc qua đường bưu điện theo yêu cầu người bệnh.

[Xem thêm: Bệnh nhân chia sẻ gì về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh?]

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn, bố mẹ có thể liên hệ theo số điện thoại 024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội) hoặc 0938 449 768 – 028 3899 1677 (Hồ Chí Minh) để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Sai lầm khi chữa mề đay cho trẻ

Khi con bị nổi mề đay khắp người hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng, bất an và dễ dàng mắc phải những sai lầm trong quá trình chữa trị mề đay. Dưới đây là một số sai lầm mà cha mẹ thường gặp phải:

  • Tắm cho trẻ bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh: Nước nóng quá sẽ khiến da bé trở nên khô ráp khiến tình trạng mề đay càng trở nên đỏ, sưng phù còn nước lạnh lại khiến các mạch máu co lại, thậm chí gây cảm lạnh cho trẻ.
  • Không mặc đủ ấm khi cho bé ra ngoài trời lạnh: Gió lạnh không tốt cho cơ thể đang bị nổi mề đay. Việc mặc phong phanh khi có gió lạnh sẽ tạo điều kiện cho mề đay nổi lên nhiều hơn. Đặc biệt với các trẻ bị dị ứng nổi mề đay do thời tiết, tình trạng này sẽ trở nên nguy hiểm.
  • Ăn uống không khoa học: Việc cho bé ăn quá đa dạng, ăn nhiều loại thực phẩm không có chọn lọc, thậm chí ép bé ăn sẽ khiến tình trạng dị ứng nổi mề đay do thức ăn của bé trở nên nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới tính mạng.
  • Mặc quá nhiều quần áo, mặc quần áo bó sát: Lo lắng con bị lạnh, nhiều bậc phụ huynh mặc nhiều lớp cho con ngay cả khi đang ở trong nhà. Điều này tạo sự cọ sát giữa quần áo và da bé khiến cơ thể bị bách, tình trạng nổi mề đay trở nên trầm trọng hơn.

Trên đây là thông tin tổng hợp về các cách chữa mề đay ở trẻ em. Mỗi phương pháp sẽ có những đặc điểm riêng, phù hợp với mong muốn của từng người bệnh. Điều quan trọng là trong quá trình điều trị mề đay cho bé, cha mẹ cần  cho trẻ tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời kết hợp với việc chăm sóc, phòng ngừa đúng cách. Có như vậy mới đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất. 

Xem thêm:

5/5 - (6 bình chọn)

Bình luận (1)

  1. BNướch Thị Thu NHư says: Trả lời

    Thưa Bác sĩ con em bị mề ây hơn 1 năm nay rồi. Dùng thuốc, tắm lá tắm mà bệnh không thuyên giảm ngược lại bị nặng hơn. Cháu năm nay mới 2 tuổi. Vậy Bác sĩ có cách nào điều trị dứt điểm không?

    Em Cám ơn nhiều.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo