Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân: Làm thế nào để xử lý?
Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân là tình trạng phổ biến, xảy ra với nhiều người. Mẩn ngứa không được trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy mẩn ngứa là dấu hiệu của bệnh gì, điều trị thế nào? Kiến thức trong bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Ngứa khắp người là dấu hiệu của bệnh gì?
Bị nổi mẩn ngứa khắp người có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng không phải ai cũng có thể nắm rõ. Ngứa da thường bị coi là chuyện nhỏ nhưng thực tế, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Bao gồm:
Bệnh gan thận
Gan, thận là những cơ quan có vai trò quan trọng với sức khỏe con người. Các cơ quan này có tác dụng thải độc, loại bỏ những chất có hại từ thức ăn, nước uống. Gan, thận hoạt động quá mức hoặc suy kiệt sẽ làm độc tố tích tụ trong cơ thể gây ra mẩn ngứa, nổi mề đay. Nếu mắc các bệnh như suy gan, suy thận, xơ gan và xuất hiện ngứa ngáy, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị phù hợp.
Người bị mẩn ngứa do gan, thận cần có chế độ kiêng khem nghiêm ngặt. Người bệnh nên tăng cường sử dụng thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất như rau xanh, trái cây. Đặc biệt, chế độ sinh hoạt và làm việc thiếu khoa học, thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến bệnh trở nặng và khó trị dứt điểm.
Bệnh tiểu đường
Ngứa da do tiểu đường xảy ra do lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể mất nước gây ra tình trạng khô da, ngứa ngáy. Tiểu đường có thể gây ra các vết thương hở, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiễm trùng da. Đặc biệt, thói quen gãi ngứa khi tay chưa vệ sinh sạch sẽ cũng sẽ khiến da bị trầy xước, gây ra tình trạng lở loét.
Khi thấy da xuất hiện các triệu chứng lạ, người bệnh nên thăm khám để có phác đồ điều trị thích hợp. Bởi người mắc bệnh tiểu đường nếu không can thiệp y tế sớm có thể đối mặt với các nguy cơ như loét bàn chân, nhiễm trùng, cắt cụt chi.
Bệnh da liễu
Nổi mẩn ngứa là triệu chứng điển hình của các bệnh về da liễu. Theo đó, chế độ ăn uống không hợp lý và môi trường sống bị ô nhiễm là các tác nhân gây ra kích ứng da, làm da mẩn đỏ, ngứa ngáy. Bệnh da liễu là bệnh mãn tính, tuy không nguy hiểm nhưng làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, tâm lý người bệnh. Dưới đây là những bệnh ngoài da gây ngứa khắp người.
- Dị ứng da: Dị ứng da là bệnh mãn tính, có xu hướng bùng phát theo chu kỳ. Viêm da dị ứng thường xuất hiện ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Người mắc viêm da dị ứng có các triệu chứng gồm da khô, mẩn đỏ, ngứa ngáy kèm theo sốt và hen suyễn. Khi bị viêm da dị ứng, người bệnh không nên gãi vào vùng da bị tổn thương để tránh bệnh lây lan làm tình hình nghiêm trọng hơn.
- Nổi mề đay mẩn ngứa: Mề đay mẩn ngứa là bệnh thường gặp, không có khả năng lây lan trong cộng đồng. Người trẻ và phụ nữ có nguy cơ nổi mề đay mẩn ngứa cao hơn so với những đối tượng khác. Người mắc mề đay thường xuất hiện các triệu chứng cơ bản như ngứa ngáy và nổi ban đỏ hoặc trắng trên tay, chân, mặt, thân người. Trường hợp bệnh nhẹ, mề đay có thể tự khỏi.
- Vảy nến: Triệu chứng điển hình của bệnh là da khô nứt, mẩn đỏ, ngứa ngáy, viêm khớp, nhiễm trùng da, lở loét… Vảy nến xuất hiện tại các vị trí như mặt, bàn tay, bàn chân, lưng… Hiện nay chưa nghiên cứu được thuốc đặc trị. Người bệnh chỉ có thể dùng thuốc theo chỉ định hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y và dân gian để làm giảm triệu chứng bệnh.
- Ghẻ lở: Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc hoặc sử dụng chung đồ như quần áo, chăn màn. Sau 6 – 8 tuần tiếp xúc với cái ghẻ, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, xước da, mụn nước mọc rải rác tại nhiều vị trí. Bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không sớm điều trị sẽ gây ra các biến chứng như chàm hóa, nhiễm trùng, viêm cầu thận cấp.
Các bệnh xã hội
Bệnh xã hội là các bệnh lý nguy hiểm, không chỉ có tốc độ lây lan nhanh mà còn có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh xã hội đa phần là lây truyền qua đường tình dục, do tiếp xúc với vết thương hở hoặc do lây truyền từ mẹ sang con. Bệnh xã hội thường gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mụn nước, nổi mẩn, loét da,…
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu,… nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Để phòng ngừa bệnh xã hội, bạn cần sinh hoạt tình dục an toàn, có lối sống khoa học, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và tránh dùng chung đồ với người khác.
Các biện pháp cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người
Để biết chính xác nguyên nhân bệnh và có phác đồ điều trị thích hợp, người bệnh nên thăm khám khi có dấu hiệu bất thường trên da. Để cải thiện tình trạng bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân, bạn có thể dùng thuốc kê theo chỉ định hoặc áp dụng các biện pháp chữa trị đơn giản tại nhà.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Với những trường hợp triệu chứng bệnh nhẹ, bạn có thể áp dụng các mẹo đơn giản để làm giảm tình trạng ngứa ngáy.
- Chườm đá: Chườm đá lạnh làm tê liệt dây thần kinh, làm giảm tình trạng ngứa ngáy. Người bệnh có thể trị ngứa thông qua phương pháp chườm đá bằng cách lấy vài viên đá cho vào miếng vải sạch bọc lại rồi chườm lên vùng da nổi mẩn. Khi thực hiện cần tránh dùng đá chườm trực tiếp lên da.
- Ngâm mình trong nước ấm: Ngâm mình trong nước ấm làm mạch máu giãn nở, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và giúp giảm bớt mẩn ngứa. Người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên như lá trà xanh, lá khế,… để tăng hiệu quả trị ngứa. Lưu ý, pha nước có độ ấm vừa phải, tránh để nước quá nóng.
- Tắm lá trà xanh: Các hoạt chất có trong lá trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da và thúc đẩy quá trình phục hồi của da. Tắm nước trà xanh mỗi ngày sẽ giúp tình trạng ngứa ngáy được thuyên giảm.
Sử dụng thuốc Tây y
Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc phù hợp. Thuốc Tây y có khả năng trị dứt điểm bệnh nhưng khi dùng bệnh nhân cần lưu ý uống thuốc theo đúng liều được kê, nghiêm cấm các hành vi bỏ thuốc, dùng quá liều. Dưới đây là một số loại thuốc được dùng phổ biến:
Thuốc kháng sinh
Nhóm thuốc kháng sinh thường được chỉ định khi bệnh nhân bị ngứa do nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn. Trong đó, Aczone là thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến, có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa. Người bệnh không nên tự ý dùng kháng sinh bởi điều này có thể gây ra tác dụng phụ và biến chứng khó lường.
Thuốc kháng Histamin
Thuốc kháng Histamin là nhóm thuốc được dùng để trị mẩn ngứa phổ biến nhất. Thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, làm giảm tình trạng ngứa da. Một vài thuốc thường được dùng để trị ngứa là: Loratadine, Fexofenadine, Levocetirizine Dihydrochloride, Cetirizine, Vistaril, Clarinex…
Thuốc kháng Histamin có thể gây ra một vài tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, táo bón. Đặc biệt một vài thuốc kháng Histamin như Benadryl sẽ gây ra buồn ngủ nên người bệnh cần cân nhắc thời gian sử dụng hợp lý để tránh rủi ro.
Thuốc Corticosteroid
Thuốc Corticosteroid thường được kê cho những bệnh nhân có triệu chứng nặng, không đáp ứng được với thuốc kháng Histamin. Thuốc làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch và cải thiện tình trạng nổi mề đay.
Thuốc có thể mang đến các tác dụng phụ không mong muốn như tăng cân, loãng xương, tăng huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng, suy giảm hệ miễn dịch, đường huyết tăng cao, đục thủy tinh thể… Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều hoặc đổi liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Thoa kem bôi ngoài da
Khi bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân, người bệnh có thể thoa thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài da để làm giảm mụn nước li ti và chữa lành vùng da bị tổn thương do gãi. Đặc biệt, người bệnh cần lưu ý không lựa chọn các loại mỹ phẩm, thuốc bôi có chứa hóa chất gây kích ứng da.
Để hạn chế tình trạng ngứa lan rộng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc sau: Permethrin, Betamethasone, Fluocinolon, Hydrocortisone…
Điều trị nổi mẩn ngứa khắp người bằng Đông y
Ngoài phương pháp trị ngứa bằng mẹo và dùng thuốc Tây y, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Đông y để trị ngứa. Thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, lành tính, mang lại hiệu quả dài lâu và ít gây tác dụng phụ.
Dưới đây là những bài thuốc cổ truyền thường được áp dụng.
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu: Ngải cứu (90 gam), phòng phong (30 gam), hùng hoàng (6 gam), hoa tiêu (6 gam).
- Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi sắc với 3 lít nước trong 15 phút. Dùng nước thuốc để xông và ngâm rửa vùng da bị ngứa. Áp dụng bài thuốc ngày 2 lần đến khi tình trạng ngứa giảm bớt.
Bài thuốc 2
- Nguyên liệu: Đương quy, khổ sâm, hoàng tinh, thấu cốt tử thảo, địa phu tử (30 gam); bạc hà, sa sàng tử, bạch tiên trì (20 gam); hoa tiêu (15 gam); băng phiến (10 gam).
- Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, sắc thuốc với 5 lít nước trong vòng 20’. Sau đó bỏ bã, hòa thêm nước rồi ngâm rửa vùng da bị tổn thương trong nước thuốc ấm. Thực hiện bài thuốc ngày 2 lần, mỗi lần ngâm khoảng 20’ sẽ thấy tình trạng ngứa giảm rõ rệt.
Thuốc Đông y có tác dụng từ từ, cách sắc thuốc đòi hỏi sự kỳ công và mất nhiều thời gian nên người bệnh cần kiên trì để đạt được hiệu quả. Thuốc Đông y tuy an toàn, lành tính nhưng bệnh bệnh chỉ nên uống khi đã được khám, tư vấn từ thầy thuốc. Để tránh làm bệnh lâu khỏi, người bệnh tuyệt đối không được tự ý cắt thuốc uống.
Một số điều cần lưu ý khi bị nổi mẩn ngứa khắp người
Bệnh nhân bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân cần ghi nhớ một vài lưu ý sau:
- Không gãi hoặc cào lên vùng da bị tổn thương để tránh gây ra vết thương hở, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Vệ sinh sạch sẽ để da luôn khô thoáng.
- Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, có độ co giãn và khả năng thấm hút tốt.
- Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, mỹ phẩm độc hại. Nếu phải tiếp xúc, nên trang bị đồ bảo hộ, găng tay, khẩu trang để đảm bảo an toàn.
- Hạn chế dùng các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm và dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, sữa,… Nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất như trái cây, rau xanh.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, có lối sống sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa khi bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân. Hy vọng những thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích để tìm ra phương pháp trị ngứa hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!