Bị gút có nên ăn cá hồi: Ăn đúng cách sẽ giảm được nguy cơ tàn phế
– Nguyễn Văn Tân, 34 tuổi, Thạch Thất, Hà Nội –
Tác dụng của cá hồi có tốt không?
Cá hồi là một loài cá thuộc họ Salmonidae, sinh sản tại vùng nước ngọt rồi di cư ra biển. Không chỉ thơm, ngon, cá hồi còn dồi dào chất dinh dưỡng nên rất được con người tin dùng.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard và Đại học Washington (Mỹ) đã chỉ ra rằng, cá hồi có một số lợi ích tuyệt vời với sức khỏe như sau:
- Thành phần thịt cá giàu omega-3 giúp giảm viêm.
- Ngăn ngừa nguy cơ tim mạch, huyết áp.
- Tăng cường quá trình trao đổi chất
- Giàu vitamin và khoáng chất tốt cho quá trình chuyển hóa tự nhiên của cơ thể.
- Tăng cường sức khỏe và bảo vệ mắt.
- Cải thiện não bộ và hệ thần kinh.
- Giúp da chắc khỏe, ngăn ngừa ung thư.
- Tốt cho hệ xương khớp.
- Hỗ trợ giảm cân.
Mặc dù, có rất nhiều lợi ích như trên nhưng với bệnh gout cá hồi không phải là thực phẩm tốt.
ĐỪNG BỎ QUA: Bệnh gout có thể chữa được dứt điểm nếu bạn tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị này
Bị gút có nên ăn cá hồi không? Vì sao?
Vấn đề “bị gút có nên ăn cá hồi không” – chúng tôi khuyến cáo người bị gout không nên dùng cá hồi, nếu dùng chỉ nên với lượng < 50 – 100g/ngày. Bởi vì, thành phần dinh dưỡng của cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3, vitamin D, đặc biệt là nhiều đạm.
Khi cá hồi hấp thụ quá nhiều vào cơ thể sẽ khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, khả năng đào thải kém, tạo điều kiện thuận lợi để muối urat hình thành trong mô và ổ khớp.
Với những bệnh nhân bị gout, thay vì cá hồi, bạn có thể lựa chọn 1 số loại cá thịt trắng như: Cá diêu hồng, cá bơn, cá rô phi… Và nên tránh cá như: Cá trích, cá mòi, cá cơm… Lúc chế biến, người bị gout nên ưu tiên quy trình luộc, hấp, hạn chế chiên, rán nhiều dầu mỡ hoặc nướng.
Top 5 loại thực phẩm người bệnh nhất định phải kiêng nếu không muốn gout tái phát
Lương y Đỗ Minh Tuấn, hiện là Phó giám đốc phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nhận định: “Điều trị bệnh gout bằng chế độ ăn uống hàng ngày chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Thế nhưng, đây là 1 phương pháp đơn giản, hiệu quả, nhất định không thể thiếu. Ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm cơn đau gout cấp, từ đó tăng cường sức đề kháng cơ thể”.
“Nguyên tắc dung nạp thức ăn hàng ngày là hạn chế lượng purin trong thành phần thực phẩm (<1g/kg/ngày). Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tập luyện thể dục thể thao và sử dụng 1 số loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện tốc độ điều trị bệnh.”, lương y Tuấn nhấn mạnh.
Do đó, người bệnh không chỉ nên kiêng cá hồi mà 8 loại thực phẩm dưới đây cũng nhất định cần tránh để giúp triệu chứng bệnh gout thuyên giảm, hệ xương khớp phục hồi nhanh:
- Thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt lợn…) bởi thành phần nhiều protein, dẫn tới quá trình tổng hợp purin cao.
- Nội tạng động vật (gan, thận, óc, lá lách…) chứa lượng purin cao gấp nhiều lần bình thường.
- Một số loại rau như súp lơ, măng tây, đậu lăng cần tránh vì dễ khiến cơ thể khó đào thải acid uric trong máu.
- Bia, rượu bởi nó gây kích thích ảnh hưởng tới quá trình đào thải chất qua thận.
- Nước ngọt do thành phần chứa lượng đường fructose lớn, hỗ trợ kích thích sản sinh thêm nhiều acid uric trong máu.
Thông tin về vấn đề “Bị gút có nên ăn cá hồi không” đã được chúng tôi giải đáp cụ thể ở bài viết dưới đây. Việc ăn cá hồi không xấu nhưng nếu quá lạm dụng, nhất là ở những người bệnh bị gout sẽ gây hại tới cơ thể. Chúng tôi khuyến cáo, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để tránh nguy cơ bị teo cơ, bại liệt chân tay.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!