Viêm xoang cấp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa hiệu quả
Viêm xoang cấp là tình trạng viêm xoang phổ biến xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, viêm xoang cấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến não bộ, mắt và mạch máu. Do vậy nếu bạn đọc chưa hiểu rõ về căn bệnh này thì đừng bỏ qua những nội dung sau đây.
Viêm xoang cấp là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Viêm xoang cấp còn gọi là viêm xoang cấp tính, là hiện tượng viêm nhiễm lớp niêm mạc lót trong một hoặc nhiều xoang. Khi đó các lỗ thông xoang bị tắc nghẽn gây ứ đọng dịch bên trong, làm tăng viêm nhiễm. Hiện tượng này diễn ra trong thời gian ngắn khoảng 4 tuần. Người bệnh có thể bị viêm xoang sàng cấp, viêm mũi xoang cấp, viêm xoang hàm cấp, viêm xoang trán cấp, viêm xoang bướm cấp, viêm đa xoang cấp…
Bệnh viêm xoang cấp hiện nay có tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Nguyên nhân gây bệnh được biết đến bởi các yếu tố như:
- Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, chất độc hại, hóa chất.
- Nhiễm trùng: Nhiễm các loại vi khuẩn, vi nấm và virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm xoang. Các tác nhân này có thể xuất phát do các vấn đề như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, sâu răng, viêm lợi…
- Dị ứng: Một số trường hợp dị ứng với các tác nhân bên ngoài môi trường như khói bụi, phấn hoa, vi sinh vật…
- Do dị hình vách ngăn gây ứ tắc dịch tiết trong xoang.
- Bệnh lý: Đái đường, suy nhược…
- Do mọc răng khôn.
Dấu hiệu viêm xoang cấp
Khi bị viêm xoang ở mức độ cấp tính, bệnh nhân thường có những triệu chứng sau đây:
- Ngạt tắc mũi: Bệnh nhân có thể ngạt mũi ở 1 bên hoặc cả hai bên. Tình trạng tắc mũi có thể diễn ra từng cơn hoặc tắc liên tục, tắc mũi tăng lên khi về đêm.
- Chảy nước mũi: Nước mũi đục xanh hoặc vàng, có mùi hôi, khi xì mũi mạnh sẽ có thể gây chảy máu và đau.
- Người mệt mỏi, sốt nhẹ: Viêm xoang cấp ở trẻ em có thể gây sốt cao.
- Cảm giác đau: Tình trạng này xuất hiện ở vùng mặt là chính, đau về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn và gây nhức đầu. Người bệnh đau nhất ở vùng quanh mắt, theo nhịp mạch. Khi ấn vào thấy đau ở dưới ổ mắt. Cơn đau có chu kỳ, thường diễn ra ở khảng thời gian 8 – 11 giờ sáng.
- Triệu chứng khác: Đau tai, viêm họng, đôi khi buồn nôn…
Khi nhận thấy các triệu chứng kể trên, người bệnh nên điều trị bệnh sớm để tránh những biến chứng viêm xoang nguy hiểm.
Viêm xoang cấp có nguy hiểm không?
Viêm xoang giai đoạn đầu nếu điều trị không hiệu quả có thể kéo dài và gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân:
- Viêm xoang mãn tính
- Viêm đường hô hấp trên: Giãn phế quản, viêm thanh quản, viêm phế quản…
- Viêm tai giữa cấp
- Viêm thận
- Viêm khớp
- Biến chứng ở mắt: Viêm tấy ổ mắt, viêm dây thần kinh thị giác, áp xe mí mắt, viêm túi lệ, giảm thị lực hoặc mù đột ngột.
- Biến chứng não: Viêm màng não, viêm não, áp xe ngoài màng cứng…
- Biến chứng viêm xoang cấp ở trẻ em: Viêm xoang sàng xuất ngoại, cốt tủy viêm xương hàm trên, có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Viêm xoang cấp là tình trạng nguy hiểm. Người bệnh nên chủ động đi khám và chữa trị nếu phát hiện các triệu chứng bệnh.
Biện pháp chẩn đoán viêm xoang cấp
Để chẩn đoán viêm xoang cấp tính, người bệnh sẽ cần phải thực hiện chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và thực hiện xét nghiệm (nếu cần). Cụ thể:
- Chẩn đoán triệu chứng cơ năng: Các bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng xuất hiện. Thông thường người bị viêm xoang cấp tính sẽ có dấu hiệu của viêm đường hô hấp từ 5 – 7 ngày, bao gồm: ngạt mũi, chảy nước mũi hoặc nhầy mủ từ hốc mũi, mất ngửi hoặc kém ngừi, có cảm giác đau nhức, sưng nề vùng mặt. Ngoài ra còn có thể có kèm hiện tượng ho sốt, đau đầu, mệt mỏi, hơi thở có mùi hôi, đau nhức ở tai.
- Chẩn đoán triệu chứng thực thể: Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi mũi bằng cách luôn vào mũi một ống mỏng, dẻo có gắn sợi ánh sáng để quan sát các dấu hiệu bên trong hốc xoang mũi. Người bị bệnh viêm xoang cấp tính thì tại các khe mũi xoang sẽ có dịch mủ màu vàng xanh, niêm mạc mũi có hiện tượng sưng đỏ, phù nề và xuất tiết.
- Chẩn đoán hình ảnh: Có thể thực hiện bằng cách chụp MRI hoặc chụp CT. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ nhìn được rõ toàn bộ phần xoang mũi để xác định được tình trạng viêm nhiễm.
- Xét nghiệm: Xét nghiệm ít khi được dùng để chẩn đoán viêm xoang cấp tính. Tuy nhiên trong một số trường hợp, xét nghiệm được thực hiện để đánh giá tình trạng miễn dịch của người bệnh hoặc để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác có cùng triệu chứng.
Biện pháp điều trị viêm xoang cấp
Đối với bệnh viêm xoang ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị theo Tây y hoặc Đông y.
Chữa viêm xoang bằng mẹo dân gian
Người bệnh có thể chữa bệnh viêm xoang theo các mẹo dân gian tại nhà. Phương pháp này sử dụng những nguyên liệu gần gũi, quen thuộc với cách tiến hành đơn giản. Những cách chữa viêm xoang tại nhà bằng mẹo dân gian đến nay vẫn được nhiều người áp dụng có thể kể đến là:
- Xông hơi mũi xoang: Nhiều thảo dược gần gũi như: cây cứt lợn tía, cỏ giao, bạc hà, trà xanh, hương nhu, lá bưởi… được sử dụng để đun nước xông hơi mũi xoang.
- Tỏi và mật ong: Dùng nước ép tỏi tỏi trộn với mật ong tỉ lệ 1 : 1 thoa vào hốc mũi 1 tiếng. Mỗi ngày áp dụng 2 lần và thực hiện liên tục 1 tuần.
- Gừng và tỏi khô: Đem giã hai nguyên liệu này lấy nước cốt rồi trộn với nhau. Thoa dung dịch vào trong mũi khoảng 30 phút.
- Lá chanh: Phơi khô lá chanh, xong dùng lá chanh đun thành nước súc miệng mỗi ngày.
Điều trị bằng Tây y
Cách trị viêm xoang cấp theo y học hiện đại được áp dụng phổ biến là điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp với biện pháp tại chỗ. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng bệnh nhân:
- Thuốc súc rửa mũi: Dung dịch muối sinh lý NaCl 0.9%.
- Thuốc thông mũi xoang: Thuốc này được sử dụng để điều trị nghẹt mũi. Thuốc có dạng xịt hoặc uống, sử dụng trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày).
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng khi viêm xoang nặng do nhiễm vi khuẩn, dịch mũi ra xanh, đau nhức mặt dữ dội. Thuốc thường sử dụng là amoxicillin, nhóm macrolid, cephalosporin…
- Corticoid dạng uống và xịt giúp làm giảm viêm và triệu chứng viêm xoang cấp khi viêm nặng.
- Thuốc giảm đau: Thường dùng có acetaminophen, aspirin, ibuprofen…
- Thuốc dị ứng: Thuốc dành cho người bị viêm xoang do dị ứng. Loại thuốc được sử dụng phổ biến là thuốc kháng histamin.
Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phẫu thuật.
Lưu ý thuốc tây y trị dị ứng có thể đi kèm nhiều tác dụng phụ. Do vậy người bệnh nên dùng thuốc theo đơn thuốc chữa viêm xoang cấp của bác sĩ. Điều trị viêm xoang cấp ở trẻ em và phụ nữ có thai bằng thuốc cần cân nhắc kỹ càng với bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị bằng Đông y
Phương pháp chính để chữa bệnh ở mức độ cấp tính trong Đông y cũng là sử dụng thuốc. Thầy thuốc sẽ căn cứ vào tình trạng viêm xoang và cơ địa của bệnh nhân để kê đơn. Đông y cho rằng viêm xoang xuất hiện do can hỏa, thận âm hư, phế nhiệt tạo điều kiện cho ngoại tà xâm nhập.
Để điều trị viêm xoang, Đông y kết hợp các vị thuốc theo tỷ lệ phù hợp nhằm cân bằng âm dương, giải độc, kháng viêm, tăng chính khí cho cơ thể. Nhờ vậy hỏa tự yên vị, tà khí tự lui, viêm nhiễm giảm dần.
Những vị thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm xoang trong đông y có thể kể đến là: Ké đầu ngựa, kim ngân hoa, tân di, cây cứt lợn, rau diếp cá… Thầy thuốc có thể kê thuốc thang uống, thuốc xông hoặc kết hợp cả hai loại.
Thuốc Đông y được đánh giá lành tính và giúp trị bệnh triệt để từ căn nguyên. Tuy nhiên thuốc thường cho tác dụng từ từ và phụ thuộc vào cơ địa của người sử dụng. Vì vậy bệnh nhân cần kiên trì trong quá trình chữa trị.
Viêm xoang cấp kiêng ăn gì?
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống không phù hợp có thể làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và khiến viêm xoang trầm trọng hơn. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh nhân nên kiêng những thực phẩm sau:
- Đồ ăn cay nóng nhiều tiêu, ớt.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều lần…
- Thực phẩm dễ gây dị ứng: Hải sản, trứng, động vật có vỏ, đậu hạt, socola…
- Sữa và sản phẩm từ sữa
- Thức uống có chất kích thích: Rượu, bia, nước có ga, cà phê…
Thay vào đó, bệnh nhân nên uống nhiều nước, bổ sung nhiều hoa quả rau xanh và thực phẩm giúp kháng viêm. Chế độ ăn của người bệnh nên tăng cường các loại thực phẩm có vitamin A, C, E, thực phẩm giàu Magie, kẽm…
Phòng tránh bệnh viêm xoang
Để tránh mắc phải viêm xoang cấp tính, mọi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trời hoặc khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất.
- Vệ sinh xoang mũi và khoang miệng thường xuyên, nhất là khi đi từ ngoài về.
- Chữa trị cẩn thận khi có các vấn đề viêm nhiễm đường hô hấp hoặc các bệnh lý có thể dẫn tới viêm xoang.
- Giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng cổ và mũi khi thời tiết trở lạnh.
- Tránh tiếp xúc với các dị nguyên đã biết trước đó.
Viêm xoang cấp tính là bệnh diễn ra trong thời gian ngắn nhưng có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu điều trị không tốt. Vì vậy khi có các triệu chứng viêm xoang, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ sớm và đảm bảo an toàn.
Thông tin hữu ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!