Viêm họng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị dứt điểm [ĐỪNG BỎ QUA]
Viêm họng ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp, đặc biệt lúc thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vẫn chưa có kiến thức am hiểu đúng đắn để nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ và điều trị bệnh sớm cho trẻ. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để giúp bạn đọc hiểu đúng về bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ.
Bệnh viêm họng là gì? Có những cấp độ nào?
Bệnh viêm họng ở trẻ em là một dạng nhiễm trùng rất phổ biến. Bệnh gây ra những khó chịu ở vùng cổ họng bởi cảm giác đau rát khi nói, gây ho, có đờm, viêm ngứa… Trong một số trường hợp, bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ còn có thể kèm theo chứng cảm lạnh, cúm, sốt hoặc nhiễm trùng.
Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào đều có nguy cơ bị viêm họng, từ trẻ sơ sinh cho đến 10 tuổi. Dựa vào mức độ và và tình trạng bệnh, viêm họng ở trẻ nhỏ được chia làm các nhóm bệnh:
- Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em: Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em khởi phát đột ngột, thường sẽ được thuyên giảm từ 7 – 10 ngày khi được điều trị kịp thời.
- Bệnh viêm họng mãn tính ở trẻ nhỏ: Ở giai đoạn này, bệnh thường kéo dài và tái phát nhiều lần không khỏi. Tình trạng viêm họng mãn tính ở trẻ nhỏ được chia thành viêm họng hạt và viêm họng mủ.
- Viêm họng hạt ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm kéo dài, tái phát nhiều lần không khỏi ở vùng niêm mạc khiến cho các tế bào mô lympho ở khu vực thành sau của họng bị phình lên, hình thành các ổ nhiễm trùng.
- Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em là một dạng biến chứng nặng của viêm họng. Tình trạng này gây ra hiện tượng tụ mủ ở vòm họng. Khi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như áp xe cổ họng, viêm tai giữa ở trẻ, viêm thanh quản cấp,…
Nguyên nhân viêm họng ở trẻ thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ, một số nguyên nhân chủ yếu thường xuất phát từ:
- Viêm họng ở trẻ em do virus: Đây là nguyên nhân chiếm 70-80% các trường hợp viêm họng ở trẻ. Khi bị viêm họng do virus tấn công, trẻ thường có biểu hiện ho, đi kèm với sốt cao.
- Cảm cúm gây nên viêm họng ở trẻ nhỏ: Trẻ là đối tượng rất dễ bị cảm cúm, đặc biệt trong 12 tháng đầu đời, trẻ có thể bị cảm cúm 7 – 8 lần bởi hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa hoàn thiện và phát triển. Cảm cúm là nguyên nhân thông thường dẫn đến đau họng, tình trạng này khiến trẻ bị sổ mũi và ho.
- Bệnh tay chân miệng dẫn đến viêm họng ở trẻ nhỏ: Virus coxsackievirus A16 tấn công cơ thể trẻ và gây nên bệnh tay chân miệng. Bệnh thường có các triệu chứng như sốt cao, loét ở vùng khoang miệng, nướu răng, cổ họng và má.
- Các yếu tố ô nhiễm trong không khí: Các yếu tố có trong không khí như lông mèo, cỏ dại, phấn hoa, bụi…có trong không khí phản ứng với cơ thể của bé thường được gọi là hiện tượng viêm mũi dị ứng. Tình trạng này rất dễ khiến bé bị viêm họng.
Ngoài các lý do kể trên, nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ cũng có thể do các yếu tố như cúm, ho gà, bệnh sởi, bệnh thủy đậu, hay ô nhiễm không khí…
Xem thêm: Nam MC điển trai CẮT ĐỨT bệnh viêm họng mãn nhờ bài thuốc nam Đỗ Minh Đường
Triệu chứng viêm họng ở trẻ nhỏ
Nhiều chuyên gia cho rằng, một trong những lý do khiến bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ trở nên phức tạp và chuyển biến nặng hơn là bởi bố mẹ không nhận biết sớm các biểu hiện bệnh viêm họng ở trẻ. Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu bệnh viêm họng ở trẻ có thể nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể quan sát một số triệu chứng dễ nhận biết nhất để phát hiện bệnh sớm.
Khi thấy bé thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, ho kéo dài, kèm theo hiện tượng có sốt, bố mẹ nên nghi ngờ đến khả năng bé có thể bị viêm họng, viêm amidan.
Trong trường hợp bé trên 3 tuổi, khi thấy các biểu hiện sau đây, bố mẹ nên đứa bé đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời:
- Nhiệt độ cơ thể bé tăng cao từ trên 38 độ C
- Bé có dấu hiệu ho liên tục trong nhiều ngày liền, có đờm
- Con có hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, thở khò khè
- Bé xuất hiện tình trạng phát ban ở tay, miệng, hoặc một số bộ phận trên cơ thể như mông, thân mình
- Tiếng khóc của bé khác thường, khàn tiếng
Bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ thực chất không quá nguy hiểm, tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan mà điều trị qua loa hoặc tự ý mua thuốc về sử dụng. Điều này khiến cho tình trạng bệnh viêm họng của bé ngày càng diễn biến xấu đi, dẫn đến các biến chứng bệnh lý nặng như viêm thanh quản, viêm phế quản, thậm chí có thể là bệnh thấp tim, thấp khớp, viêm thận…
Bé nhà bạn có những dấu hiệu viêm họng trẻ em kể trên? Rất có thể đó là viêm họng cấp, cũng có thể là viêm họng mãn tính. Hãy kịp thời cho bé thăm khám, đừng để đến lúc quá muộn
Điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ bằng cách nào?
Nhiều bố mẹ rất quan tâm đến vấn đề làm sao để chữa dứt điểm bệnh viêm họng cho trẻ? Dưới đây là một số cách điều trị bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ được áp dụng phổ biến nhất hiện nay:
Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ
Một trong những phương pháp điều trị bệnh viêm họng nhanh nhất là sử dụng thuốc tây y. Tuy nhiên, sử dụng thuốc cần dựa theo mức độ bệnh và theo sự chỉ định, tuân thủ phác đồ điều trị bệnh viêm họng ở trẻ em từ bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và cho trẻ sử dụng tùy tiện.
Chỉ chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp bị viêm họng nặng hoặc viêm họng do vi khuẩn. Có thể sử dụng một số loại nhóm thuốc như:
- Nhóm thuốc có tác dụng hạ nhiệt: aspegic, efferalgan, paracetamol… Những thuốc này chỉ dùng khi trẻ có sốt cao trên 38 độ và sau 4 đến 6 giờ mới được dùng lại.
- Nhóm thuốc có tác dụng giảm ho như siro phenergan, theralen, atussin…
- Nhóm thuốc giảm phù nề, chống viêm và tiêu đờm: mucomyst, mucosoval hay alpha-chymotrypsin…
- Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng nước súc miệng (nước muối sinh lý) cho trẻ súc hàng ngày để làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở trẻ.
Việc dùng thuốc tây điều trị bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ có thể làm ảnh hưởng đến sức đề kháng và tình trạng sức khỏe của bé. Bố mẹ có thể tìm hiểu một số phương pháp điều trị lành tính và phù hợp hơn.
Mẹo dân gian chữa viêm họng trẻ em tại nhà
Đây là biện pháp điều trị đơn giản, dễ thực hiện, mẹ có thể tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong gian bếp để tạo nên bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ.
- Sử dụng quất hấp đường phèn chữa viêm họng cho trẻ: Cắt đôi quả quất rồi cho thêm một chút đường phèn, đem chưng cách thủy trong thời gian khoảng 30 phút. Chắt lấy nước cho bé uống từ 2 đến 3 muỗng mỗi lần. Mẹ nên thực hiện đều đặn cho bé uống 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả cao nhất.
- Dùng lá húng chữa viêm họng: Mẹ lấy một ít lá húng, thêm chanh tươi, thêm khoảng 20g đường phèn rồi đem chưng cách thủy, chắt lấy nước. Cho bé uống đều đặn hàng ngày sẽ làm giảm các triệu chứng viêm họng ở trẻ.
- Sử dụng bột nghệ chữa viêm họng cho trẻ: Lấy khoảng một nửa cốc nước nóng, thêm nửa thìa cà phê bột nghệ, cho thêm ít hạt muối trắng, khuấy đều. Mẹ nhớ cho bé uống mỗi ngày một lần, uống đều đặn 3 ngày liền. Đây là phương pháp rất tốt giúp bé bảo vệ cổ họng và hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
- Dùng hạt quế, mật ong và hạt tiêu: Lấy khoảng 1 thìa cà phê bột quế đun cùng 1 cốc nước, sau đó, thêm một chút hạt tiêu và 2 thìa cà phê mật ong. Cho bé uống hàng ngày để khắc phục tình trạng viêm họng.
- Chữa viêm họng cho trẻ bằng lá diếp cá, nước cháo và đường: Rửa sạch lá diếp cá rồi xay nhuyễn, thêm khoảng 1 bát con nhỏ nước cháo loãng, thêm 1 chút đường rồi đun nhỏ lửa. Cho trẻ uống mỗi ngày 2- 3 lần liên tục từ 3 đến 1 tuần sẽ giúp bé cải thiện tình trạng viêm họng.
Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu 9X khỏi 80% bệnh chỉ sau 2 tháng dùng thuốc viêm họng Đỗ Minh Đường
Điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ bằng Đông Y
Sử dụng Đông y để điều trị viêm họng cho trẻ là xu hướng phổ biến nhất hiện nay bởi hiệu quả điều trị sâu, an toàn với trẻ nhỏ. Một trong số các bài thuốc đông y chữa viêm họng cho trẻ được nhiều chuyên gia đánh giá cao, đây cũng là phương pháp điều trị được nhiều bố mẹ tin tưởng sử dụng hiện nay.
Bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh chữa viêm họng ở trẻ được lương y Đỗ Minh Tư – người thành lập nhà thuốc Đỗ Minh Đường áp dụng nhuẫn nhuyễn cơ chế điều trị bệnh viêm họng từ gốc tới ngọn. Trải qua hơn 150 năm, bài thuốc được lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn, truyền nhân đời thứ 5 nhà thuốc Đỗ Minh Đường kế thừa và phát triển hoàn thiện, mang lại hiệu quả điều trị từ gốc tới ngọn, tổng hợp trong 2 bài thuốc: Thuốc đặc trị viêm họng và thuốc tiêu viêm. Khi sử dụng từ 1 liệu trình, các bé sẽ nhận được tác dụng:
- Bổ phế, chỉ khải, tiêu đờm dãi. Phong nhiệt, hạ huyết, giảm ho, đau họng.
- Phục hồi chức năng gan nhằm thanh nhiệt, giải trừ độc tố, tiêu trừ viêm nhiễm, tái tạo tế bào lympho
- Phục hồi chức năng thận giúp ích tủy bổ huyết, nâng cao sức đề kháng cho bé
- Kiện tỳ, ích tràng, nâng cao khả năng hấp thu dưỡng chất của hệ tiêu hóa.
Bên cạnh hiệu quả điều trị tận gốc, tác dụng sâu, đây còn là bài thuốc điều trị viêm họng cho trẻ thuần việt, an toàn bởi thuốc được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên. Theo đó, bài thuốc của chúng tôi hoàn toàn ra đời từ hơn 40 vị nam dược như: ké đầu ngựa, hạ khô thảo, sinh địa, đơn đỏ… Số dược liệu này được thu hái trực tiếp từ vườn dược liệu sạch do nhà thuốc Đỗ Minh Đường phát triển tại Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm. Điều này góp phần mang đến bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ, không gây kích ứng cơ thể, thích hợp dùng cho mọi đối tượng người dùng.
Bên cạnh đó, thuốc nam Đỗ Minh Đường được điều chế thành dạng cao đặc sánh. Mẹ chỉ cần lấy cao thuốc pha cùng nước nóng rồi cho bé sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc có mùi thơm thảo dược tự nhiên, dễ uống, không gây nôn trớ hay khó chịu cho bé.
Với hiệu quả điều trị tuyệt vời như thế, bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường được diễn viên Hoa Thúy (phim Cảnh sát hình sự) tin tưởng lựa chọn để sử dụng điều trị bệnh cho bản thân và cả con trai của mình. Chia sẻ về bài thuốc, cô nói: “Sau khi kết thúc liệu trình điều trị bệnh viêm xoang, viêm họng tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, tôi không ngần ngại cho con trai của mình điều trị tại đây. Mấy ngày đầu, thấy con có dịch mũi ra nhiều, buổi tối không còn bị nghẹt mũi, không phải thở bằng mũi như trước nữa. Bản thân tôi lấy làm mừng, hi vọng con trai cũng có thể chữa được dứt điểm bệnh khó chịu này“.
Bên cạnh diễn viên Hoa Thúy, các nghệ sỹ khác như Diễn viên Lê Bá Anh (điều trị bệnh yếu sinh lý nam tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường), nghệ sỹ hài Xuân Hinh (điều trị bệnh xương khớp) cũng đều có chung đánh giá tích cực về bài thuốc nam của nhà thuốc chúng tôi.
Bài thuốc nam thảo dược Đỗ Minh Đường chữa viêm họng cho trẻ được chuyên gia đánh giá cao, từng xuất hiện trong chương trình “Khỏe thật đơn giản” – VTV2. Đây là giải pháp điều trị hữu hiệu được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn hiện nay. Xem thêm TẠI ĐÂY
Cách chăm sóc khi trẻ bị viêm họng
Bệnh viêm họng ở trẻ có thể diễn ra từ 3 – 4 ngày tùy thuộc vào sức đề kháng của trẻ. Khi trẻ bị bệnh, nếu không được điều trị tích cực hoặc chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ diễn biến phức tạp và để lại nhiều biến chứng nặng hơn. Bố mẹ nên chú ý một số cách chăm sóc tại nhà cho trẻ khi bị viêm họng:
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng thường xuyên: Mẹ chú ý không dùng nước muối quá đặc để súc miệng cho bé, sẽ khiến gây tổn thương đến các tế bào ở vùng miệng. Nên cho bé súc miệng bằng nước muối để vệ sinh răng miệng vào buổi sáng và tối sau khi đánh răng.
- Theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên cho trẻ: Bố mẹ nên theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên 4 giờ một lần bằng nhiệt kế. Khi phát hiện trẻ có sốt nhẹ (từ 37,5 – 38,5 độ C), nên bỏ bớt quần áo, cho trẻ uống nhiều nước để giảm sốt. Nếu trẻ sốt nặng, nên đưa con đến bệnh viện.
- Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý thường xuyên: Bố mẹ dùng nước muối sinh lý 0,9% vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ.
- Lúc thời tiết chuyển mùa nên giữ ấm phần ngực, lòng bàn chân và cổ cho trẻ
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh khói bụi.
Viêm họng ở trẻ em nên ăn gì?
Khi bị viêm họng, việc thay đổi thực đơn hàng ngày cho trẻ là điều rất cần thiết. Bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây để vừa bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng:
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn mềm, thức ăn lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, canh…
- Bổ sung nhiều rau xanh, củ, quả giàu vitamin trong thực đơn hàng ngày cho con để tăng sức đề kháng.
- Bổ sung thực phẩm giàu kẽm cho trẻ như: rau chân vịt, củ cải trắng, cua, ngao, sò, nước cốt dừa…
- Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm họng trong thực đơn hàng ngày cho trẻ như: tỏi, gừng, nghệ, mật ong, sữa chua…
Viêm họng ở trẻ nên kiêng ăn gì?
- Bố mẹ nên chú ý tránh cho trẻ sử dụng đồ uống, thực phẩm lạnh, mát
- Đồ ăn cứng, to, khô như hạt óc chó, hạt hướng dương, xiên que, đồ nướng…
- Các loại đồ ăn cay nóng
- Đồ uống chứa gas, cồn
- Hạn chế đồ ăn ngọt như socola, bánh kẹo
Bệnh viêm họng ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sự phát triển sau này của bé. Khi thấy con có những dấu hiệu của bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.
Thông tin hữu ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!