Suy Thận Ăn Yến Được Không? Cách Sử Dụng Hiệu Quả Nhất

Yến sào từ lâu đã được đánh giá cao và ưu tiên sử dụng do có chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào, mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp đều được khuyến khích dùng yến, nếu dùng sai đối tượng có thể gây tác dụng phụ. Do vậy không ít người thắc mắc suy thận ăn yến được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc về vấn đề này, đồng thời hướng dẫn cách dùng hiệu quả nhất. 

Người bệnh suy thận ăn yến được không?

Với người bị suy thận, chú ý đến các thực phẩm được dung nạp hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nếu không cẩn thận còn khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đây chính là lý do không ít người thắc mắc bệnh suy thận ăn yến được không.

Yến còn có tên khác là yến sào, được tạo thành từ nước bọt của chim yến. Trong Đông y, yến sào có tính bình, có chứa đến 18 loại axit amin rất tốt cho cơ thể, hỗ trợ bồi bổ, chống suy nhược, tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh liên quan đến tim mạch, gan, thận. Đặc biệt thực phẩm này còn có tác dụng làm sạch phổi, chống lại siêu vi gây hại, đẩy nhanh quá trình phục hồi những bệnh lý về thận.

Yến sào được tạo thành từ nước bọt của chim yến
Yến sào được tạo thành từ nước bọt của chim yến

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng yến sào chứa đến 55% đạm tự nhiên, có thể bổ sung cho cơ thể lượng đạm cần thiết, thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt yến còn chứa hàm lượng dồi dào threonine, serine có thể tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt, khôi phục những tế bào bị tổn thương, cân bằng đường huyết.

Điều đáng chú ý đó là yến sào có đến 3,6% tyrosine – dạng axit amin có khả năng củng cố chức năng tuyến thượng thận, bảo vệ chức năng thận cực kỳ tốt.

Qua những lợi ích kể trên, với câu hỏi suy thận ăn yến được không, chuyên gia khẳng định là có. Bệnh nhân suy thận được khuyến khích bổ sung yến thường xuyên để ổn định sức khỏe và đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh.

Cách sử dụng yến hiệu quả cho người bệnh thận

Sau khi đã có câu trả lời cho thắc mắc người suy thận ăn yến được không, bạn cũng nên chú ý đến cách sử dụng yến sào để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất. Bệnh nhân suy thận có thể dùng yến sào theo 2 cách:

Chè yến

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại yến sào ở nhiều dạng và có cách chế biến không giống nhau, tuy nhiên đa số chúng đều đảm bảo những thành phần dưỡng chất cần thiết. Bạn có thể tìm mua tổ yến và chế biến thành món chè thanh mát cho bệnh nhân suy thận.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 5g yến sào, 10g đường kính trắng, 1 quả trứng gà, bột vỏ trứng rây mịn.
  • Đầu tiên đun sôi nước lọc, cho đường kính vào hòa tan.
  • Tiếp đến bạn thêm lòng trắng trứng cùng bột vỏ trứng vào, sau đó lọc hỗn hợp và cho yến vào đun chín.
  • Cuối cùng bạn cho chè yến ra bát và ăn khi còn ấm.
Người suy thận có thể ăn yến theo nhiều cách chế biến khác nhau
Người suy thận có thể ăn yến theo nhiều cách chế biến khác nhau

Chưng cùng đường phèn

Suy thận ăn yến chưng đường phèn được không? Câu trả lời là có vì món ăn này sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt cách chế biến yến chưng đường phèn vô cùng đơn giản:

  • Chuẩn bị 2 tai yến tinh chế, đường phèn, gừng.
  • Tổ yến làm sạch, ngâm cùng nước ấm trong khoảng 10 phút cho sợi yến nở ra.
  • Tiếp theo cho yến vào bát lớn có nắp, thêm đường phèn để chưng cách thủy trong 30 phút với lửa nhỏ.
  • Khi sợi yến chín đều và có mùi thơm đặc trưng, bạn cho ra bát, thêm một vài lát gừng để dễ ăn hơn, nên ăn yến khi còn ấm sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cháo yến thịt băm

Cháo yến thịt băm cũng là một gợi ý tốt dành cho những người bị suy thận, đặc biệt là đối tượng đang trong quá trình chạy thận hoặc mới trải qua các cuộc phẫu thuật.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 2 tai yến sào tinh chế, 100g thịt lợn đã xay nhỏ, nửa bát gạo nếp, nửa bát gạo tẻ cùng các gia vị cần thiết.
  • Đầu tiên mang 2 loại gạo đi vo sạch, để ráo nước, sau đó cho vào nồi, thêm nước vừa đủ để nấu đến khi chín nhừ.
  • Hành tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ rồi mang phi thơm cùng thịt băm.
  • Tổ yến cũng làm sạch, ngâm trong nước 10 phút để sợi yến nở ra.
  • Tiếp đến bạn cho yến vào bát sứ có nắp đậy, chưng cách thủy trong 30 phút.
  • Cuối cùng thêm tổ yến, thịt băm đã sơ chế vào cháo, đảo đều, thêm gia vị vừa miệng rồi ăn khi còn ấm.
Cháo yến thịt băm cũng là một gợi ý tốt dành cho những người bị suy thận
Cháo yến thịt băm cũng là một gợi ý tốt dành cho những người bị suy thận

Một số lưu ý cho người suy thận khi ăn yến

Mặc dù yến sào rất tốt đối với người bị suy thận, tuy nhiên bạn cần chú ý cách sử dụng đúng, đảm bảo về liều lượng để đạt được kết quả tốt nhất, tránh tác dụng phụ:

  • Đối với bệnh nhân từ 12 – 18 tuổi nên dùng tối đa 10g tổ yến một lần, đối tượng trên 18 tuổi dùng tối đa 15g một lần.
  • Mỗi tuần chỉ nên ăn yến từ 2 – 3 lần, không nên lạm dụng.
  • Thời điểm tốt nhất để ăn yến sào đối với bệnh nhân suy thận là khi bụng đói vào buổi sáng sau khi dậy và tối trước khi đi ngủ.
  • Có thể chế biến yến sào theo nhiều cách để bổ sung đầy đủ dưỡng chất và tránh tình trạng ăn một món trong thời gian dài bị ngán.
  • Bên cạnh việc sử dụng yến, người bệnh cũng nên chú ý đến vấn đề khác như hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, muối, chứa nhiều photpho, kali, natri, tránh xa chất kích thích, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas,…

Bài viết trên đây đã nêu ra những thông tin chi tiết trả lời cho thắc mắc bệnh nhân suy thận ăn yến được không. Yến sào được xem là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe người bệnh, tuy nhiên cần chú ý đến liều lượng, thời điểm sử dụng, cách chế biến để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh gặp tác dụng phụ. Đặc biệt bệnh nhân nên chú ý đến cả chế độ dinh dưỡng hàng ngày, thói quen sinh hoạt và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp để sớm đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo