Nang Thận Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân, Điều Trị

Nang thận là loại u lành tính ở thận, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả trẻ nhỏ. Tình trạng nang thận ở trẻ em hình thành do nhiều nguyên nhân và gây ra những hệ lụy khiến phụ huynh không khỏi lo lắng. Thực tế đây là tình trạng gì, biểu hiện ra sao và làm thế nào để khắc phục. Bạn đọc hãy đồng hành cùng nội dung bài viết dưới đây để nắm rõ câu trả lời chi tiết cho những thắc mắc này. 

Nang thận ở trẻ em là bệnh lý gì?

Nang thận là hiện tượng xuất hiện khối dịch bất thường ở một hoặc hai bên thận. Khối dịch lỏng có dạng hình tròn, không thông với đài bể thận và khá lành tính. Nang thận hình thành khi chức năng thận suy yếu, không đảm bảo khả năng lọc, bài tiết nước tiểu gây ứ đọng tại thận. Đối tượng có khả năng cao bị u nang thận là người trên 50 tuổi, tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, có thể gặp cả ở trẻ mới sinh.

Bệnh nang thận đang có xu hướng trẻ hóa, có thể gặp cả ở trẻ mới sinh
Bệnh nang thận đang có xu hướng trẻ hóa, có thể gặp cả ở trẻ mới sinh

Các bác sĩ chia bệnh nang thận thành 3 dạng như sau:

  • Nang thận đơn độc: Là tình trạng chỉ có 1 khối dịch xuất hiện ở một hoặc hai bên thận, rất ít triệu chứng và không gây ra biến chứng.
  • Nang thận nhiều nang: Chứng bệnh này tương tự nang thận đơn độc nhưng có nhiều nang và thường bị tắc nghẽn do nhiều đơn vị thận.
  • Nang thận đa nang: Khi bị nang thận đa nang, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn dữ dội, cần được can thiệp từ sớm.

Biểu hiện cụ thể

Thông thường, bệnh nang thận ở trẻ em nếu ở giai đoạn đầu sẽ ít biểu hiện ra bên ngoài nên cha mẹ không chú ý, chỉ khi các triệu chứng rõ rệt tức là bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Những dấu hiệu nang thận ở trẻ em đó là:

  • Khó tiểu hoặc tiểu nhiều: Những đối tượng bị nang thận thường đi tiểu nhiều, số lần tiểu tiện trong ngày tăng cao, đồng thời trẻ nhỏ sẽ có xu hướng tiểu về đêm. Ngoài ra cũng có một số trường hợp các bé cảm thấy buồn tiểu nhưng lại không đi tiểu được, tình trạng này diễn ra trong thời gian dài khiến nang thận có cơ hội phát triển lớn hơn. 
  • Tiểu tiện ra máu: Nang thận ở trẻ em khi không được phát hiện từ sớm sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng nang. Các tổn thương nếu tiến triển nặng cũng gây xuất huyết nang khiến trẻ tiểu tiện ra máu, nước tiểu chuyển thành màu hồng hoặc đỏ.
  • Đau ở ổ bụng, lưng, hông: Một trong những biểu hiện rõ ràng của nang thận đó là trẻ gặp phải những cơn đau ở ổ bụng, hông, lưng, nhiều trường hợp nang phát triển do, chèn ép thận khiến bụng của trẻ phình to hơn, gây ra những cơn đau quằn quại.
  • Suy nhược cơ thể: Tình trạng đau đớn, khó chịu, khó tiểu diễn ra trong thời gian dài, ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến các bé mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hay ốm, chán ăn, da xanh xao, nôn mửa hoặc gặp cơn sốt đột ngột.
Nang thận ở trẻ em gây ra những cơn đau bụng dữ dội
Nang thận ở trẻ em gây ra những cơn đau bụng dữ dội

Nguyên nhân gây nang thận ở trẻ em

Hiện tượng nang thận ở trẻ em hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cha mẹ nên tìm hiểu về yếu tố gây bệnh để biết cách phòng tránh, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn.

  • Do di truyền: Nang thận ở trẻ em có thể xuất hiện do di truyền. Nếu gia đình có bố mẹ, ông bà từng bị nang thận thì khả năng cao trẻ nhỏ cũng mắc bệnh lý này. Theo nhiều nghiên cứu, thai nhi bị nang thận thường vì quá trình lây nhiễm các tế bào gây bệnh từ bố mẹ lúc mới hình thành bào thai.
  • Do tắc nghẽn các đơn vị thận: Nước tiểu thông thường sau khi bài tiết sẽ được đưa vào bể thận, dọc theo niệu quản xuống bàng quang và đi ra ngoài. Tuy nhiên nếu có một đơn vị nào đó trong thận bị tắc nghẽn sẽ khiến nước tiểu ứ đọng, hình thành nang thận. Nếu nước tiểu tiếp tục tích tụ sẽ tạo điều kiện cho nang thận hấp thu và ngày càng phát triển với kích thước lớn hơn.
  • Rối loạn tiểu tiện: Đây là hiện tượng chức năng bài tiết của thận gặp bất thường khiến trẻ thường xuyên buồn tiểu, tiểu nhiều, đặc biệt trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh sẽ gặp tình trạng tiểu không tự chủ, thường hay tè dầm, tăng nguy cơ suy thận. Đặc biệt trong trường hợp bí tiểu, tiểu khó, nước tiểu ứ đọng nhiều ở bàng quang, thận, tăng khả năng hình thành nang thận.
  • Mắc bệnh về thận: Nang thận ở trẻ em có thể hình thành do các bé đã mắc bệnh lý về thận trước đó khiến thận dần yếu đi, khả năng bài tiết suy giảm, tích tụ nhiều cặn bã, tắc nghẽn một số đơn vị thận.
Nang thận ở trẻ em có thể hình thành do nhiều nguyên nhân
Nang thận ở trẻ em có thể hình thành do nhiều nguyên nhân

Nang thận ở trẻ em có nguy hiểm hay không?

Trẻ nhỏ bị nang thận khiến phụ huynh vô cùng lo lắng vì đây là đối tượng còn đang trong quá trình phát triển, các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém hơn, dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố. Vậy tình trạng nang thận ở trẻ em có nguy hiểm không?

  • Nhiễm trùng nang thận: Nang thận nếu không được phát hiện từ sớm, phát triển lớn trên 6cm sẽ có khả năng chèn ép chủ mô thận, nghiêm trọng hơn còn tạo ổ loét gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Phình động mạch não: Theo thống kê, rất nhiều trẻ bị nang thận, nhất là thận đa nang sẽ có tỷ lệ cao bị phình động mạch máu não cao hơn so với bình thường. Lúc này mạch máu não có thể vỡ dẫn đến xuất huyết, đe dọa tính mạng.
  • Tăng huyết áp: Một trong những biến chứng thường gặp do bệnh nang thận ở trẻ em đó là tăng huyết áp, gây suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,….
  • Mắc bệnh về thận: Nang thận hình thành sẽ tạo cơ hội để chất độc hại tại thận tích tụ ngày càng nhiều, giảm chức năng lọc và bài tiết của thận, từ đó gây ra nhiều biến chứng như sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận.

Cách điều trị hiệu quả

Mặc dù nang thận là lành tính nhưng phụ huy cũng cần thận trọng. Vì nếu nang thận phát triển ở kích thước nhất định sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là khi trẻ bị thận nhiều nang hoặc thận đa nang. Do vậy phụ huynh cần cho trẻ thăm khám định kỳ để sớm phát hiện chứng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Đối với những trẻ bị nang thận nhỏ, kích thước dưới 6cm thì chưa cần điều trị. Để khắc phục tình trạng này cha mẹ cần xây dựng lại chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ, bởi chế độ ăn uống và các loại thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị của bệnh.

Còn với trường hợp bệnh nang thận ở trẻ em trên 6cm thì cần được tiến hành giải phẫu điều trị để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh nhân bị nang thận có thể phải áp dụng một số biện pháp can thiệp như:

  • Cắt chóp nang: Cần nhập viện để bác sĩ chuyên khoa tiến hành, phương pháp này có thể gây đau và để lại sẹo sau khi mổ, đồng thời bệnh nhân phục hồi chậm.
  • Chọc hút nang thận và trị xơ hóa: Cho hiệu quả khá cao, khoảng trên 80% sau 3 tháng điều trị, tuy nhiên tỷ lệ tái phát cũng lớn.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp hiệu quả và thường được thực hiện nhất. Đối với vết mổ nhỏ, từ 0,5 – 1cm sẽ phục hồi nhanh hơn những nang thận kích thước lớn hơn.
Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả và thường được thực hiện nhất
Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả và thường được thực hiện nhất

Ngoài ra, hướng điều trị bệnh nang thận ở trẻ em đang được nhiều bậc phụ huynh ưu tiên hàng đầu đó là sử dụng thảo dược tự nhiên cho tác dụng chậm nhưng đảm bảo an toàn cho đề kháng non yếu của trẻ. Để hạn chế tối da tác dụng phụ tiềm ẩn, thuốc đông y là một trong những giải pháp được phụ huynh cân nhắc lựa chọn điều trị bệnh nang thận cho trẻ.

Đó là lý do mà từ 150 năm trước, các lương y dòng họ Đỗ Minh chúng tôi đã dành nhiều tâm huyết để bào chế thành công bài thuốc Bổ thận Đỗ Minh hỗ trợ điều trị bệnh thận cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em. Hiện nay, bài thuốc đã được tối ưu toàn diện bởi lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc, truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ). 

Bổ thận Đỗ Minh – Giải pháp chữa bệnh nang thận cho trẻ không cần đến kháng sinh

Ứng dụng nguyên lý YHCT và những tân tiến của y học hiện đại, bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh chữa bệnh nang thận ở trẻ em được các lương y nhà thuốc cải tiến, đảm bảo phù hợp với cơ địa trẻ nhỏ. Qua hơn 150 năm hình thành và phát triển, bài thuốc được kết tinh từ 40 – 50 loại dược liệu khác nhau, có tác dụng phục hồi chức năng tạng phế và tăng cường sức đề kháng. Chủ dược chính của bài thuốc, gồm: Đẳng sâm, thục địa, cà gai, nhục liên, kỷ tử,…

Những cây thuốc nam thuần Việt có mặt trong liệu trình Bổ thận Đỗ Minh chữa bệnh nang thận cho trẻ
Những cây thuốc nam thuần Việt có mặt trong liệu trình Bổ thận Đỗ Minh chữa bệnh nang thận cho trẻ

Tất cả những dược liệu kể trên được phối kết hợp nhuần nhuyễn theo tỷ lệ BÍ TRUYỀN của dòng họ Đỗ tạo thành cơ chế tác động “2 trong 1” giúp điều trị bệnh nang thận cho trẻ hiệu quả:

  • Đỗ Minh Bổ Thận Hoàn: Khắc phục các tổn thương và tăng cường chức năng tạng thận.
  • Hoạt huyết bổ thận: Hỗ trợ hoạt huyết, lưu thông tuần hoàn máu, ích tủy sinh tinh, mạnh gân cốt. Do đó trẻ sử dụng thuốc sẽ giúp tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch hiệu quả.

Hiện nay, bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh được tối ưu thành chế phẩm thuốc cao giúp mẹ dễ dàng cho bé sử dụng. Thuốc có mùi thơm nhẹ, không hắc không đắng nên không hề gây nôn trớ, khó chịu cho bé. Mẹ chỉ cần cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ Đỗ Minh Đường sau khi thăm khám.

Hàng ngàn phụ huynh tin tưởng sử dụng bài thuốc này điều trị bệnh nang thận cho con trẻ là bởi nguồn dược liệu trong bài thuốc đảm bảo SẠCH 100%, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO do chính các lương y Đỗ Minh Đường ươm trồng tại 3 vườn thuốc ở Hoà Bình – Hưng Yên – Gia Lâm (Hà Nội). Khám phá vườn dược liệu sạch dòng họ Đỗ Minh TẠI ĐÂY.

Chính vì vậy, không riêng trẻ em mà mẹ bầu hay phụ nữ sau sinh hoặc người có đề kháng yếu khi sử dụng bài thuốc này cũng hoàn toàn an tâm không để lại tác dụng phụ. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn khi điều trị cho bé, cha mẹ hãy liên hệ tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường để đươc tư vấn chi tiết.

Nang Thận Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân, Điều Trị

Lưu ý phòng tránh nang thận ở trẻ em

Để hỗ trợ quá trình điều trị cũng như phòng ngừa nang thận ở trẻ em, phụ huynh cần chú ý:

  • Cha mẹ nên đưa con thăm khám và tìm biện pháp chữa trị từ sớm, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường.
  • Giúp con giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi thời tiết trở lạnh vì đây chính là yếu tố tăng nguy cơ bệnh tiến triển.
  • Tạo thói quen uống mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để thải độc trong thận.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con, hạn chế muối, chất đạm, tăng cường rau xanh, trái cây tươi, cá béo.
  • Không nên để con vận động quá mức, tránh những hoạt động có nguy cơ gây tổn thương vùng bụng để tránh vỡ nang thận hoặc nhiễm trùng.

Nang thận ở trẻ em không phải bệnh hiếm gặp, có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, do vậy cha mẹ cần đặc biệt chú ý quan sát những biểu hiện bất thường ở con trẻ, sớm cho con thăm khám và tìm biện pháp điều trị phù hợp. 

Nang Thận Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân, Điều Trị

Xem ngay: Chi phí mổ nang thận bao nhiêu tiền và điều trị ở đâu tốt nhất?

Bình luận (2)

  1. Hoàng Thị Thanh Huyền says: Trả lời

    Con e nam nay 7 tuổi, đi khám bác sĩ kêu là bị Nang thận giữa, ăn uống không cần kiêng cử, Cho hỏi có nguy hiểm ko ạ

  2. Nguyen thi thu thuy says: Trả lời

    Cho e hoi thai nhi dc.28 tuan .bi ghan phai da nang co sao k ah

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo