Nổi mề đay có lây không? Cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả [ĐỪNG BỎ LỠ]
Bệnh mề đay gây ám ảnh đối với người bệnh và những người xung quanh bởi những triệu chứng trên da. Làn da của bệnh nhân bị sưng tấy, nổi mẩn đỏ từng mảng. Không chỉ làm da bị biến dạng, mề đay còn khiến người bệnh phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy. Do đó không ít người chọn xa lánh, cách ly bệnh nhân mề đay để đảm bảo an toàn. Vậy thực tế bệnh nổi mề đay có lây không? Bạn đọc hãy cùng tìm câu trả lời ngay sau đây.
XEM NGAY: MỀ ĐAY chữa mãi không khỏi? VÌ SAO? Cách điều trị DỨT ĐIỂM bệnh sau 1 liệu trình
Mề đay là bệnh lý da liễu rất phổ biến hiện nay. Khả năng lây truyền của bệnh này là vấn đề được không chỉ bệnh nhân mà cả những người không mắc bệnh rất quan tâm. Rất nhiều người sợ rằng tiếp xúc với người bị mề đay sẽ khiến họ phải chịu đựng căn bệnh khó chịu này. Vậy bệnh nổi mề đay có lây không?
Bệnh nổi mề đay có lây không? Có di truyền không?
Bệnh nổi mề đay là một phản ứng của cơ thể khi gặp phải các tác nhân gây kích ứng từ bên ngoài. Đó có thể là các dị nguyên như thời tiết, thức ăn, nọc độc côn trùng, phấn hoa, lông động vật,… Ngoài ra, khi cơ thể mắc một số vấn đề về sức khỏe như mắc bệnh lupus ban đỏ, nhiễm trùng cấp, hệ thống gan mật bị suy giảm chức năng… tình trạng nổi mề đay cũng có thể xảy ra.
Tuy nhiên dù nguyên nhân gây bệnh là gì thì theo khẳng định của lương y, thầy thuốc Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường: “Mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây từ người này sang người khác. Bệnh chỉ tiến triển từ cấp tính sang mãn tính, từ các triệu chứng nhẹ sang các triệu chứng nặng. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người, do đó nổi mề đay lây nhiễm là điều không thể xảy ra.”
Một số ý kiến cho rằng, mề đay có thể bị lây nếu nguyên nhân nổi mề đay là do bệnh nhiễm trùng cấp. Nhưng thực chất đây không phải là sự lây nhiễm của mề đay mà là lây nhiễm các virus, nấm, vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng cấp, thường gặp nhất là bệnh sởi. Tình trạng lây nhiễm có thể xảy ra thông qua hoạt động giao tiếp, ăn uống hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân. Những trường hợp này, mề đay nổi lên là do thân nhiệt cao, cơ thể phát phản ứng ra ngoài da nên người bệnh ít khi cảm thấy đau, ngứa ngáy.
Vì vậy, bạn đọc không cần lo lắng về vấn đề bệnh mề đay có lây không? Nếu bạn bè hoặc người thân đang mắc phải căn bệnh này, bạn đọc nên quan tâm và nói chuyện nhiều hơn với người bệnh. Bởi vì trong thời gian mắc bệnh, người bệnh thường tự ti về diện mạo và tâm lý cũng rất bất ổn. Nói chuyện, tâm sự và động viên người bệnh sẽ giúp họ mạnh mẽ vượt qua căn bệnh này.
Mặc dù không lây nhiễm nhưng nổi mề đay lại có thể nhanh chóng lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể và gây khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra, nổi mề đay được xác định là có khả năng di truyền. Có nghĩa là trong cùng một gia đình, nếu ông bà, cha mẹ từng bị mề đay thì khả năng thế hệ con cháu cũng sẽ mắc bệnh này. Theo thống kê thì tỷ lệ bị nổi mề đay do di truyền chiếm khoảng 5-7% so với các nguyên nhân khác gây bệnh.
Cách chữa trị nổi mề đay hiệu quả
Theo các chuyên gia, bệnh mề đay không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhưng nó có thể gây ra những biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời như: Khó thở, phù mạch, nhiễm trùng da, suy nhược cơ thể, sốc phản vệ… Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan, nếu thấy có hiện tượng bị mề đay cần phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và chữa trị kịp thời.
Hiện nay có rất nhiều cách chữa trị mề đay mẩn ngứa hiệu quả, tùy vào cơ địa, điều kiện mà bệnh nhân có thể lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp.
Tránh tiếp xúc với dị nguyên
Phần lớn người bị mắc bệnh nổi mề đay đều có nguyên nhân từ dị ứng với các tác nhân bên ngoài. Vì vậy để xử lý nổi mề đay, việc đầu tiên bạn phải làm là tìm ra các dị nguyên và loại bỏ chúng. Đó có thể là:
- Hóa mỹ phẩm: Các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm trang điểm, xà phòng, bột giặt,… có thể gây kích ứng và khiến da nổi mề đay. Nếu là do các sản phẩm này bạn nên ngừng sử dụng, tiếp xúc với chúng.
- Thực phẩm: Nếu có cơ địa nhạy cảm, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như tôm, cua, mực, đậu phộng, hạnh nhân,…
- Côn trùng và mủ thực vật: Nọc độc từ côn trùng và mủ thực vật có thể khiến cho người tiếp xúc bị nổi mề đay mẩn ngứa nhanh chóng và dữ dội. Vì vậy bàn cần chú ý tránh xa và tìm cách loại bỏ chúng ra khỏi môi trường sống. Một số loại dễ gây dị ứng như ong, bò cạp, kiến ba khoang, sâu lông, cây tầm xuân, cây hoa sứ,…
- Các dị nguyên khác: Ngoài ra bạn cần hạn chế tiếp xúc với một số tác nhân kích thích khác như phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi, khói thuốc lá, nấm mốc, ánh nắng mặt trời,…
Dưỡng ẩm và chăm sóc da đúng cách
Nổi mề đay thường xảy ra khi da yếu, mỏng, khô và giảm khả năng đề kháng. Chính vì vậy để giảm thiểu các tình trạng da liễu, bạn nên tăng cường dưỡng ẩm và chăm sóc da đúng cách. Chế độ chăm sóc da giúp ngăn ngừa mề đay mẩn ngứa:
- Vệ sinh và chăm sóc da hàng ngày bằng các sản phẩm dịu nhẹ và có độ pH cân bằng.
- Sau khi làm sạch da, nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có tác dụng dưỡng ẩm, làm sáng và tăng cường hàng rào bảo vệ như kem dưỡng thể, kem dưỡng da, serum, dầu dưỡng,…
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng có cường độ cao trong thời gian dài. Nếu bắt buộc ra nắng cần thoa kem và mặc áo chống nắng để bảo vệ da
- Uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất nhằm duy trì độ ẩm cho da và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
- Tránh chà xát mạnh, tắm quá lâu hoặc tắm với nước nóng vì có thể khiến hàng rào bảo vệ da suy yếu và kích thích mề đay mẩn ngứa thêm nặng nề
Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Khi hệ miễn dịch suy giảm, làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn, khi gặp phải các tác nhân gây bệnh sẽ dễ bị nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban,… Vì vậy để giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng bệnh, bạn cần thực hiện một số biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng như:
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây và các loại đậu.
- Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, kiểm soát căng thẳng, tránh bị stress
- Thường xuyên tập luyện thể dục để nâng cao thể trạng và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
- Nên tắm nắng khoảng 15 phút trong thời gian từ 6:00 – 8:00 sáng. Ánh nắng từ mặt trời có thể kích thích sản sinh vitamin D, giúp duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.
Sử dụng mẹo chữa dân gian
Đối với những trường hợp mề đay nhẹ, mới khởi phát, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa dân gian để giúp xoa dịu các vết mẩn đỏ, đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy. Ưu điểm của phương pháp này là có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà với những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm, không tốn nhiều chi phí. Một số mẹo chữa mề đay bằng thuốc dân gian phổ biến gồm có:
- Chữa mề đay bằng lá khế: Dùng một nắm lá khế rửa sạch, đun sôi rồi pha với nước tắm.
- Cây sài đất: Dùng 1 nắm to sài đất rửa sạch, đun nước tắm.
- Rau kinh giới: Lá kinh giới rửa sạch, vò nát rồi chà xát lên vùng da bị mề đay. Giữ nguyên trong khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Lá tía tô: Vò nát lá tía tô, lấy nước cốt để uống và bôi lên da hoặc nấu nước tía tô để tắm hàng ngày.
Sử dụng thuốc Tây y
Nếu các mẹo chữa dân gian không phát huy hiệu quả, bạn nên nghĩ đến việc đi khám và sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu. Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tráng gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị mề đay bao gồm:
- Thuốc kháng histamin H1: Là thuốc đặc trị bệnh mề đay, có tác dụng ngăn ngừa tình trạng giải phóng Histamin gây viêm, ngứa, nổi mẩn đỏ.
- Thuốc bôi chứa corticoid: Đây là thuốc chống viêm và chống dị ứng mạnh, thường được dùng trong điều trị mề đay, viêm da cơ địa và các dạng tổn thương da mãn tính, cấp độ nặng.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Trong trường hợp người bệnh không có đáp ứng với những loại thuốc trên, bác sĩ có thể cân nhắc việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để làm giảm các triệu chứng của nổi mề đay ở mặt.
- Thuốc khác: Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm một số loại vitamin, thuốc bổ nhằm giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, đào thải độc tố ra bên ngoài
Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc đến việc sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh. Đây là phương pháp chữa bệnh từ gốc tới ngọn, giải quyết triệt để các căn nguyên gây bệnh, ngăn ngừa tái phát khá hiệu quả. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thảo dược để chữa trị sẽ đảm bảo an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ.
Bài thuốc nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh chữa DỨT ĐIỂM mề đay hiệu quả
Trong số những bài thuốc nam trị mề đay hiện nay, phương thuốc của Đỗ Minh Đường là hiệu quả hơn cả. Bài thuốc là sự nghiên cứu, tìm tòi của các lương y dòng họ Đỗ Minh từ gần 150 năm trước. Đến nay, phương thuốc vẫn tồn tại, phát triển và nhận được sự tin tưởng của nhiều người bệnh.
Bài thuốc chữa trị mề đay, dị ứng của Đỗ Minh Đường vận dụng cơ chế trị bệnh của y học cổ truyền, đồng thời có những cải tiến hiện đại, mang lại hiệu quả điều trị toàn diện, phù hợp với đa số bệnh nhân ngày nay.
XEM THÊM: Bài thuốc gia truyền 150 năm Mề đay Đỗ Minh dứt điểm nổi mẩn đỏ, ngứa, dị ứng, mề đay
Công dụng của bài thuốc
Bài thuốc nam của dòng họ Đỗ Minh kết hợp 3 phương thuốc nhỏ trong 1 liệu trình điều trị, giúp phát huy công dụng tối đa, trị bệnh từ gốc đến ngọn, gồm: Thuốc đặc trị mề đay, thuốc bổ gan giải độc, thuốc bổ thận dưỡng huyết.
- Công dụng toàn diện nhờ sự kết hợp hoàn hảo:
- Tiêu viêm, giải độc, đẩy lùi căn nguyên gây bệnh.
- Giảm triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn.
- Thanh nhiệt, nâng cao chức năng gan, thận.
- Tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát
Thành phần
Bài thuốc có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, gồm 20 – 30 loại thảo dược quý có lượng kháng sinh cao như: Kim ngân, diệp hạ châu, sài đất, cà gai, sài hồ nam, bách hộ, bồ công anh…
Thuốc của Đỗ Minh Đường đảm bảo “3 không”: Không trộn lẫn tân dược – Không chứa chất bảo quản – Không gây tác dụng phụ.
Ưu điểm của bài thuốc
- Bài thuốc an toàn, lành tính, phù hợp với mọi bệnh nhân, kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh.
- Nguồn gốc dược liệu rõ ràng, đảm bảo chất lượng. 100% thảo dược đều được lấy từ vườn dược liệu sạch chuyên canh đạt chuẩn GACP-WHO do Đỗ Minh Đường đầu tư và phát triển,
- Thuốc được bào chế dạng cao đặc, sánh mịn, nên dễ sử dụng, tiện lợi bảo quản, mang theo, không tốn công đun sắc lỉnh kỉnh. Bên cạnh đó, thuốc thơm vị thảo dược, không đắng gắt nên dễ uống, không gây nôn trớ.
- Quy trình bào chế hiện đại, khép kín, đảm bảo dược tính tối đa của thảo dược.
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn mỗi bệnh nhân đến nhà thuốc sẽ được các lương y khám và tư vấn MIỄN PHÍ, sau đó đưa ra liệu trình, gia giảm thuốc phù hợp với cơ địa, tình trạng bệnh.
Cách sử dụng: Lấy 1 thìa cao đặc hòa với 150ml nước ấm, sau đó khuấy đều cho tan, uống ngay khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất. Với người lớn, uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cao. Với trẻ em, uống 1 ngày 2 lần, mỗi lần 1/2 thìa.
Hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi mề đay, nổi mẩn đỏ, ngứa, dị ứng nhờ bài thuốc Đỗ Minh Đường
Hơn 1 thế kỳ ứng dụng trong điều trị, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa, dị ứng, mề đay. Nhờ cơ chế điều trị chuyên sâu, toàn diện cùng liệu trình được cá nhân hóa phù hợp với cơ địa từng người, bài thuốc của Đỗ Minh Đường cho hiệu quả rõ rệt qua từng giai đoạn điều trị:
Hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi mề đay nhờ bài thuốc Đỗ Minh Đường
Hơn 150 năm ứng dụng trong điều trị, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi tình trạng nổi mề đay, mẩn đỏ. Nhờ cơ chế điều trị chuyên sâu, toàn diện cùng liệu trình chuyên biệt phù hợp với thể trạng, cơ địa từng người, bài thuốc của Đỗ Minh Đường cho hiệu quả rõ rệt qua từng giai đoạn điều trị:
[Đỗ Minh Đường Giúp Hàng Ngàn Bệnh nhân, người nổi tiếng thoát khỏi bệnh mề đay]
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với nhà thuốc chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ từ chuyên gia đầu ngành:
Phòng tránh bệnh mề đay như thế nào?
Như vậy bạn đọc không cần quá lo lắng vấn đề bệnh mề đay có lây không. Thay vào đó, bạn nên chủ động phòng ngừa. Bởi vì mề đay có thể xảy ra bất ngờ do nhiều yếu tố khác nhau. Để phòng tránh bệnh này, mọi người nên chú ý những vấn đề sau:
- Tránh xa những yếu tố gây dị ứng đã biết
- Đi khám sức khỏe định kỳ và chữa trị những căn bệnh đang mắc phải.
- Không ăn những thực phẩm dễ dị ứng, đồ ăn lạ: Hải sản, cá biển, bạch tuộc, động vật có vỏ, socola, trứng…
- Lựa chọn mỹ phẩm cẩn thận. Nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên. Trước khi sử dụng nên test sản phẩm ở vùng da nhỏ.
- Giữ ấm cơ thể vào mùa đông và tránh để cơ thể sốc nhiệt khi thời tiết tăng cao.
- Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ nhằm loại bỏ nấm mốc, bụi bặm.
- Tắm rửa sạch sẽ nhất là sau khi ở bên ngoài về nhà hoặc sau khi làm việc ở môi trường nhiều hóa chất độc hại.
Như vậy, bài viết đã giải đáp rõ băn khoăn “Nổi mề đay có lây không?”. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc bớt lo lắng. Mọi người nên chủ động phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe mình tốt nhất.
DÀNH CHO BẠN ĐỌC
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!