Bệnh Gout Uống Sữa Gì? 5 Sản Phẩm Bác Sĩ Khuyên Dùng

Khi bị gout, sức khỏe người bệnh suy giảm, khả năng vận động bị hạn chế và còn gây ra nhiều hệ lụy nếu không được xử lý đúng cách. Các bác sĩ cho biết ngoài dùng thuốc và áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh nên thường xuyên uống sữa để nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa triệu chứng tiến triển. Vậy bệnh gout uống sữa gì tốt nhất? Ở bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về các sản phẩm sữa nên và không nên sử dụng. 

Bệnh gout uống sữa được không, có tác dụng gì?

Chúng ta đều biết gout là bệnh viêm khớp phổ biến, xuất hiện khi lượng acid uric tăng cao quá mức trong máu, không được loại bỏ một cách hiệu quả. Về lâu dài acid uric tạo ra sự lắng đọng các tinh thể muối urat trong khớp hoặc thận. Để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa tái phát, bác sĩ khuyên rằng người bệnh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, ưu tiên dùng sữa. Vậy bệnh gout uống sữa được không?

Gout là bệnh viêm khớp phổ biến, xuất hiện khi lượng acid uric tăng cao quá mức
Gout là bệnh viêm khớp phổ biến, xuất hiện khi lượng acid uric tăng cao quá mức

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa là nguồn thực phẩm có khả năng ngăn ngừa, hỗ trợ cải thiện bệnh gout rất tốt. Các thành phần dinh dưỡng trong sữa mang đến nhiều lợi ích như:

  • Protein có tác dụng hòa tan các tinh thể muối urat tích tụ trong khớp, đào thải chúng ra khỏi cơ thể nhanh chóng.
  • Canxi và khoáng chất dồi dào như magie, kẽm, sắt có thể tăng độ chắc khỏe cho xương khớp, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến hệ xương khớp.
  • Trong sữa có chứa lycomaro peptide hỗ trợ kháng viêm, ức chế quá trình tích tụ tinh thể muối urat tại khớp, tránh các triệu chứng của gout cấp tái phát.
  • Sử dụng sữa đúng loại, đúng cách được xem là biện pháp giảm lượng acid uric trong máu an toàn, hiệu quả cao.

Như vậy có thể thấy sữa là thực phẩm tốt mà người bệnh gout không nên bỏ qua. Tuy nhiên cần biết cách bổ sung đúng để đạt được kết quả như mong muốn và tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Bị bệnh gout uống sữa gì tốt nhất cho cơ thể?

Bệnh gout uống sữa gì tốt nhất là thắc mắc được rất nhiều người đưa ra. Thực tế không phải tất cả các loại sữa đều dùng được cho bệnh nhân gout, do đó người bệnh cần thận trọng. Dưới đây là 3 loại sữa phù hợp để sử dụng khi bị gout:

  • Sữa tươi: Những trường hợp bị bệnh gout nên ưu tiên sử dụng sữa có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là sữa bò. Sữa tươi có thể làm giảm lượng acid uric trong máu, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của gout hiệu quả. Tuy nhiên để đạt kết quả cao nhất, bạn nên dùng sữa tươi ít đường hoặc không đường để không làm ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong máu, ngăn ngừa nguy cơ gây hại cho cơ thể.
  • Sữa tách béo: Được biết sữa tách béo không chứa các thành phần gây hại nên không làm cản trở quá trình đào thải acid uric trong cơ thể, hoàn toàn phù hợp với người bị bệnh gout. Bên cạnh đó, sữa tách béo cũng chứa hàm lượng protein và canxi dồi dào nên sẽ cung cấp dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh, cải thiện hoạt động hệ xương khớp
  • Sữa chua: Nếu đang thắc mắc bệnh gout uống sữa gì thì bạn có thể lựa chọn sữa chua. Đây là thực phẩm được tạo thành từ quá trình lên men tự nhiên, chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho cơ thể. Đặc biệt các vi khuẩn có thể hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường đa thành đường đơn và chuyển hóa một phần đạm trong sữa thành axit amin, pepton. Người bệnh gout dùng sữa chua thường xuyên sẽ loại bỏ được một phần acid uric trong máu, từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh rất tốt.
  • Sữa Ensure: Các chuyên gia cho biết, người bệnh gout có thể uống được sữa Ensure vì đây là loại sữa chứa các thành phần tốt cho sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên chỉ nên dùng lượng vừa đủ, không nên lạm dụng để tránh gây tác dụng phụ.
Sữa chua là câu trả lời cho thắc mắc bệnh gout uống sữa gì
Sữa chua là câu trả lời cho thắc mắc bệnh gout uống sữa gì

Các loại sữa không nên dùng cho người bệnh gout

Ngoài thắc mắc bệnh gout uống sữa gì, nhiều người còn băn khoăn loại sữa nào không dành cho bệnh nhân gout. Theo các chuyên gia, những trường hợp bị gout không nên sử dụng các sản phẩm sữa sau:

  • Sữa giàu chất béo: Nhóm sữa giàu chất béo làm tăng cân nhanh, đặc biệt là trường hợp có trọng lượng cơ thể quá mức. Lúc này cân nặng lớn sẽ gây áp lực lớn đến xương khớp, khiến các triệu chứng của bệnh gout trở nên trầm trọng và cơn đau xuất hiện thường xuyên.
  • Sữa nhiều đường: Các chuyên gia cho biết sữa nhiều đường tốt cho sức khỏe nhưng không phù hợp cho đối tượng bị gout. Sữa nhiều đường, nhất là sữa đặc có thể tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa và đào thải chất qua thận, từ đó acid uric không được loại bỏ và ngày càng tăng cao. Ngoài ra nhiều nghiên cứu còn cho thấy loại sữa này tăng nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, suy thận,…
  • Sữa đậu nành: Sữa đậu nành có chứa nhiều nhân purin với khả năng chuyển hóa nhanh, làm tăng lượng acid uric trong máu, tạo điều kiện để tinh thể muối urat hình thành, lắng đọng và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Nếu bệnh nhân gout dùng sữa đậu nành thường xuyên sẽ khiến mức độ bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Sữa đậu nành không tốt cho người bệnh gout
Sữa đậu nành không tốt cho người bệnh gout

Lưu ý cần nhớ khi dùng sữa cho người bệnh gout

Khi có ý định dùng sữa để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, cải thiện các triệu chứng của bệnh gout, bạn cần chú ý:

  • Không uống thêm sữa hoặc các thực phẩm có chứa nhân purin khi hàm lượng purin trong cơ thể cao vượt quá 130mg.
  • Người bệnh gout chỉ nên uống mỗi ngày 1 ly sữa khoảng 300 – 350ml, không được lạm dụng quá nhiều.
  • Nếu sữa bị hết hạn, có dấu hiệu bị hư hỏng, ôi thiu, bạn không nên uống.
  • Người bệnh chú ý uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh để đẩy nhanh quá trình đào thải acid uric ra ngoài cơ thể.
  • Sữa chỉ có tác dụng hỗ trợ như một thực phẩm dùng hàng ngày, không thể thay thế các phương pháp điều trị bệnh, vì thế người bệnh gout nên thăm khám và tìm biện pháp chữa từ sớm.

Trên đây là giải đáp chi tiết cho vấn đề bệnh gout uống sữa gì. Bổ sung sữa là cách để nâng cao sức khỏe tổng thể, hỗ trợ hệ xương khớp hoạt động tốt và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết loại sữa và hàm lượng phù hợp để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo