Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt là do đâu?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt là triệu chứng bệnh cho thấy cơ thể đã bị các loại virus, vi khuẩn tấn công. Điều này khiến nhiều bố mẹ vô cùng lo lắng khi không biết nguyên nhân gây bệnh là gì, có nguy hiểm đến sức khỏe bé không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bố mẹ những thông tin cần thiết về triệu chứng bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt và những cách chữa bệnh an toàn, hiệu quả.

Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt là dấu hiệu bị mắc bệnh nhiễm trùng
Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt là dấu hiệu bị mắc bệnh nhiễm trùng

Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt là do đâu?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hầu hết trẻ nhỏ trong độ tuổi  từ 6 tháng đến 33 tháng tuổi đều ít nhất 1 lần bị sốt và nổi mẩn đỏ sau đó. Lý do là bởi hệ miễn dịch của trẻ giai đoạn này thường đang non kém, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại. Khi không có sức chống đỡ, trẻ thường mắc bệnh và phản ứng ra bên ngoài. Làn da trẻ lúc này vẫn đang mỏng manh nhạy cảm nên ngay lập tức sẽ có biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa.

Hiện tượng bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt thường được gọi là sốt phát ban. Đây thực chất là triệu chứng của một số bệnh nhiễm trùng như sởi, rubella, thủy đậu,… Khi nhiễm bệnh, trẻ sẽ lần lượt trải qua các giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn phát bệnh.

Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày với triệu chứng điển hình là sốt cao, mệt mỏi, chán ăn và hay quấy khóc. Đến giai đoạn phát bệnh, các cơn sốt sẽ dần được hạ. Cùng lúc này, cơ thể trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện những nốt mẩn đỏ. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào từng bệnh trẻ mắc phải mà những biểu hiện nổi ban cũng sẽ có phần khác nhau. Cụ thể:

Biểu hiện nổi mẩn đỏ khắp người do sởi

Sởi là bệnh thường gặp ở trẻ em do virus sởi gây ra. Tại những khu vực tập trung nhiều người như khu dân cư, trường học, bệnh viện.. bệnh sẽ dễ dàng lây qua đường hô hấp. Khi mắc bệnh, virus sởi tấn công vào hệ miễn dịch của cơ thể và sẽ có thời gian ủ bệnh từ 7 đến 21 ngày. Sau đó trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao từ 39 – 41 độ và bắt đầu nổi mẩn từ mặt, lan ra các vùng da khác trên cơ thể.

Những nốt mẩn đỏ do sởi gây ra thường có màu hồng mịn và không xuất hiện ở lòng bàn tay và chân. Ngoài ra, trẻ bị bệnh còn có thêm các triệu chứng khác rất giống với cảm lạnh thông thường như chảy nước mũi, ho, mắt đỏ. Điều này khiến cho nhiều cha mẹ lầm tưởng là con bị cảm sốt thông thường. Trẻ bị bệnh nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng viêm phổi, viêm não rất nguy hiểm.

Các cha mẹ thường lầm tưởng bệnh sởi với bệnh cảm lạnh thông thường

Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt là dấu hiệu của Rubella

Bệnh do siêu vi trùng có tên khoa học là Rubella (sởi Đức) gây ra. Sau khi tấn công vào cơ thể, siêu vi trùng sẽ ủ bệnh từ 7-15 ngày. Khi trẻ có triệu chứng sốt nhẹ, các nốt mẩn đỏ bắt đầu xuất hiện, lây lan rất nhanh toàn cơ thể và tập trung chủ yếu ở hai cánh tay và chân .

Đặc trưng các nốt mẩn đỏ do sởi Rubella gây ra thường làm cho da trẻ bị sưng, sần. Bên cạnh đó, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng nhức đầu, sưng hạch và tiêu chảy, lỏng phân.

Trẻ nổi mẩn đỏ do tay chân miệng

Chân tay miệng là bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Thời điểm này, độ ẩm và nhiệt độ trong không khí có nhiều sự thay đổi, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh trong không khí khiến trẻ dễ dàng mắc bệnh.

Khi cơ thể trẻ bị các vi khuẩn này tấn công thì sẽ xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, đau họng. Bé trở nên biếng ăn và quấy khóc và bị tiêu chảy thường xuyên. Sau khi hết sốt, trên da trẻ bắt đầu xuất hiện các nốt mẩn đỏ tập trung ở vùng tay, chân, khoang miệng. Các nốt mụn này có chứa dịch và không gây ngứa ngáy cho bé. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì các vết thương sẽ không để lại sẹo về sau.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng cũng thường bị nổi mẩn đỏ khắp người sau khi sốt

Trẻ nổi mẩn khắp người do sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Virus này tấn công vào cơ thể bé qua muỗi vằn cái Aedes Aegypti mang mầm bệnh. Sốt xuất huyết có thời gian ủ bệnh từ 4 – 10 ngày.

Sau thời gian ủ bệnh, trẻ có dấu hiệu sốt cao từ 38 – 40 độ, kéo dài trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, thường thì từ ngày thứ 4 trở đi, cơ thể sẽ bắt đầu hạ nhiệt. Cùng lúc này, da bé sẽ có dấu hiệu nổi các nốt mẩn đỏ có hình tròn như vết muỗi cắn. Ngoài triệu chứng này, trẻ còn xuất hiện các dấu hiệu nôn trớ, mệt mỏi, chảy máu chân răng.

Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt do thủy đậu

Theo ghi nhận hằng năm của bệnh viện Nhi, tỷ lệ trẻ em bị thủy đậu là rất cao. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus có tên khoa học là Varicella Zoster. Đây là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe của bé.

Trẻ bị thủy đậu sẽ có biểu hiện sốt và nổi mẩn đỏ khắp người. Ngoài ra, những trẻ có cơ địa yếu còn bị viêm họng, sổ mũi. Sau khi hạ sốt, các nốt mẩn đỏ trên người bé sẽ phát triển thành các nốt mẩn đỏ chứa mủ và nổi dày trên toàn bộ cơ thể của bé.

Thủy đậu là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt
Thủy đậu là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt

Nguyên nhân khác khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người

Thông thường, hiện tượng bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt do chịu ảnh hưởng của các bệnh lý trên. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khách quan khác dẫn đến triệu chứng nổi mẩn đỏ là thay đổi thời tiết, côn trùng cắn, tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa… Sau khi tiếp xúc với chúng, da của trẻ sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ li ti không chứa dịch, mủ. Tùy theo mức độ tác động, các chấm đỏ có thể xuất hiện tập trung tại một vùng da hay khắp người. Phần lớn trẻ bị nổi mẩn do những nguyên nhân này không có biểu hiện nóng sốt.

Khi nào nên đưa bé đi khám bác sĩ?

Thực tế, bé bị nổi mẩn đỏ khắp người sau khi sốt không phải là hiện tượng gì quá đáng lo. Quan trọng là cha mẹ cần thực hiện theo dõi trẻ sát sao để khi có bất thường sẽ kịp thời xử lý. Nếu chỉ thuần túy nổi ban đỏ, trẻ vẫn có sinh hoạt bình thường thì cha mẹ chỉ cần chăm sóc, chú ý tăng sức đề kháng cho trẻ. Nhưng cha mẹ sẽ cần phải đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám, điều trị khi nhận thấy con có những dấu hiệu dưới đây:

  • Bé sốt cao nhiều ngày kèm theo triệu chứng nôn, ói sữa, phân lỏng và tiêu chảy liên tục.
  • Các nốt mẩn đỏ trên da bé ngày càng dày khiến da trở nên sưng tấy, gây đau nhức, khó chịu cho bé.
  • Bé có dấu hiệu ngủ li bì nhiều giờ liên tục và thường rơi vào trạng thái hôn mê.
  • Khi ngủ, da thường đổ mồ hôi, chân tay lạnh và có hiện tượng giật mình, run tứ chi.
  • Bé gặp khó khăn về hô hấp, thường xuyên hắt xì, sổ mũi, thở khó khăn và đứt quãng.

Khi bé xuất hiện các triệu chứng trên, cho thấy cơ thể và sức khỏe bé đã bị tổn thương nghiêm trọng. Trong một số trường hợp như bị sốt xuất huyết, trẻ có thể sốt cao và co giật dẫn đến tử vong. Vì vậy, bố mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ để được xét nghiệm và chẩn đoán bệnh chính xác.

Cần chú ý theo dõi sát sao các triệu chứng của trẻ để có phương án xử lý kịp thời

Làm gì khi trẻ nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt

Bố mẹ nên chú ý theo dõi thân nhiệt của con. Nếu bé sốt liên tục trong nhiều giờ (từ 38 độ trở lên) thì mẹ nên cho con uống hạ sốt, chườm ấm và thay quần áo khô thoáng cho con. Đặc biệt cần thực hiện những biện pháp chăm sóc sau đây cho trẻ:

  • Cho trẻ uống nhiều nước để cấp nước, bù khoáng, cân bằng điện giải trong cơ thể sau khi sốt.
  • Cần cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, thức ăn nhuyễn, lỏng, dễ tiêu, cần được tăng thêm cả về chất lượng và số lượng. Bé nên ăn nhiều hơn bình thường, chia thành nhiều bữa và ưu tiên cho những thức ăn dễ tiêu hóa.
  • Tăng cường bổ sung vitamin bằng nước ép trái cây để giúp nâng cao hệ tiêu hóa, cải thiện sức đề kháng cho con.
  • Cho trẻ ngủ nghỉ, vui chơi ở nơi thoáng mát, yên tĩnh để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu nhưng cũng không nên bật điều hòa.
  • Vệ sinh cho trẻ hàng ngày bằng các sản phẩm tắm gội thiên nhiên để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn trên da, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm toàn thân
  • Nhắc nhở và trông chừng không cho bé gãi, cào xước da, tránh tình trạng chảy máu, nhiễm trùng da.

Cách phòng tránh nổi mẩn đỏ ở lưng cho trẻ

Thực tế cho thấy, bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt phần lớn là triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết, sởi, Rubella… và nhiều nguyên nhân khác. Vì vậy nếu trẻ may mắn được xác định là không phải mắc những bệnh lý này thì ngay từ bây giờ, cha mẹ cũng nên có ý thức chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ bằng cách:

Cha mẹ cần cho con tiêm chủng đầy đủ để đề phòng mắc các bệnh nhiễm trùng
  • Thường xuyên vệ sinh chăn màn, đồ chơi của bé để loại bỏ vi khuẩn, các loại nấm mốc, bụi bẩn.
  • Cắt móng tay, móng chân thường xuyên cho bé để hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn bám dính trong móng.
  • Bố mẹ nên đưa bé đi tiêm phòng sởi, Rubella định kỳ để phòng tránh bệnh.
  • Chủ động cách ly bé ra xa những dị nguyên như: khói bụi, phấn hoa, lông động vật, trang sức, nước hoa.
  • Vào mùa hè khi cơ thể bé đổ nhiều mồ hôi, bố mẹ cần chú ý thay quần áo thường xuyên cho con. Lựa chọn những bộ đồ thấm hút tốt, mềm mại với làn da.
  • Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể bé như: thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C và chất xơ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong 6 tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ nên được nuôi bằng sữa mẹ.

Trẻ nhỏ thường chưa có nhận thức đầy đủ về sức khỏe nên rất khó để bố mẹ nắm bắt được tình trạng cũng như diễn biến bệnh của mình. Vì vậy, khi bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt, bố mẹ nên chú ý theo dõi và tốt nhất nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat với chúng tôi