Bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm không? Khắc phục như thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Trong thời kỳ mang thai, chuyện chị em mắc phải các bệnh lý về hô hấp như viêm họng là điều không hiếm gặp. Mặc dù không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng viêm họng khi mang thai cũng khiến cho các mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Vậy làm thế nào để giúp bà bầu bị viêm họng khỏi bệnh mà không phải sử dụng đến các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích.  

Nguyên nhân và triệu chứng viêm họng ở bà bầu

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương, sưng đau, đỏ rát. Triệu chứng đau tăng lên khi người bệnh nói chuyện và nuốt. Bệnh thường khởi phát khi thời tiết thay đổi hoặc lúc giao mùa sang lạnh. Với người khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, viêm họng có thể tự khỏi và biến mất sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên với trường hợp sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra biến chứng khó lường.

Người già, trẻ nhỏ, bà bầu bị viêm họng không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Người già, trẻ nhỏ, bà bầu bị viêm họng không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Mang thai là thời điểm khá nhạy cảm nên viêm họng sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Để việc điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, dưới đây là những căn nguyên gây đau họng trong thai kỳ:

  • Nhiễm virus: Hầu hết các trường hợp mắc viêm họng đều do virus. Bệnh do các chủng virus thường gặp như virus cúm, Adenovirus, virus sởi,… gây ra. Bệnh thường xuất hiện và bùng phát mạnh khi thời tiết thay đổi hoặc vào thời điểm giao mùa lạnh. Các triệu chứng của bệnh thường khởi phát đột ngột, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.
  • Bà bầu bị viêm họng do vi khuẩn: Vi khuẩn là một trong những tác nhân gây viêm họng. Viêm họng do vi khuẩn thường gây sốt cao kèm ớn lạnh, rét run, đau dữ dội ở cổ họng lan rộng đến mang tai. Quan sát vùng họng thấy niêm mạc họng bị bao phủ bởi những đốm trắng. Có thể điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh nhưng cần đảm bảo thuốc phải an toàn với mẹ và bé.
  • Hội chứng chảy dịch mũi sau: Đây là triệu chứng có thể xảy ra sau khi người bệnh điều trị nhiễm trùng xoang. Một số mẹ bầu có thể xuất hiện tình trạng khoang mũi có chất nhầy, chảy dịch. Dịch nhầy khi chảy xuống cổ họng có thể gây ra viêm họng, ho mãn tính.
Không khí ô nhiễm, khói bụi,... khiến bà bầu dễ bị viêm họng hơn
Không khí ô nhiễm, khói bụi,… khiến bà bầu dễ bị viêm họng hơn
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Viêm họng có thể là triệu chứng thứ phát do trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Đây là tình trạng khá phổ biến bởi trong thời gian mang thai, quá trình tiêu hóa ở mẹ bầu diễn ra chậm, hệ tiêu hóa thường bị chèn ép bởi tử cung.
  • Sức đề kháng kém: Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch của cơ thể trở nên yếu hơn. Do sức đề kháng kém nên vi khuẩn, virus sẽ dễ dàng xâm nhập, gây bệnh.
  • Do môi trường: Môi trường ô nhiễm với nhiều khói bụi cùng các chất gây kích ứng như phấn hoa, hóa chất,… khiến bà bầu nhạy cảm rất dễ mắc viêm họng. Theo các chuyên gia y tế, mũi họng được coi là cửa ngõ của hệ hô hấp nên các bộ phận này thường phải chịu kích ứng từ các tác nhân gây hại từ môi trường. Khi bị viêm họng dạng này, người bệnh cần tránh xa, không tiếp xúc với yếu tố gây kích ứng để không khiến bệnh trở nặng.

Bà bầu bị viêm họng có những triệu chứng điển hình như:

  • Họng đau rát, sưng đỏ.
  • Sốt tùy mức độ, có thể sốt nhẹ, vừa hoặc cao.
  • Khàn tiếng, khô cổ.
  • Amidan sưng đỏ.
  • Cảm thấy đau nhức khi nói và nuốt.
  • Cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm? Khi nào cần đi khám?

Khi mang bầu, mẹ bầu cần chú ý đến mọi thay đổi bất thường về sức khỏe bởi nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Thay vì coi thường, xem nhẹ bệnh, mẹ bầu cần chủ động thăm khám để phòng ngừa các biến chứng như:

  • Virus cúm, rubella,… Đây là những bệnh lý rất nguy hiểm mà nếu mẹ bầu không may mắc phải sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi, gây sảy thai, sinh non,…
  • Viêm họng nghiêm trọng có thể khiến bà bầu bị sốt cao. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ sảy thai, lưu thai, dị tật hở hàm ếch, tật ống thần kinh, nứt đốt sống ở thai nhi.
Ho, sốt, cơ thể mệt mỏi,... là những triệu chứng của viêm họng
Ho, sốt, cơ thể mệt mỏi,… là những triệu chứng của viêm họng

Viêm họng tuy không phải bệnh nghiêm trọng nhưng nếu bà bầu bị viêm họng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, dùng không đúng thuốc có thể gây ra những hậu quả, biến chứng khó lường. Do vậy, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám nếu thấy các triệu chứng sau:

  • Viêm họng kéo dài không đỡ sau 2-3 ngày.
  • Viêm họng đi kèm các triệu chứng như ho khan, nóng sốt kéo dài liên tục không giảm.
  • Tình trạng đau họng, khàn tiếng, ho khan làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Bà bầu bị viêm họng sổ mũi phải làm sao?

Với người bình thường, viêm họng là bệnh lý thông thường, không gây ra quá nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì họ được khuyến cáo không nên dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, gây ảnh hưởng tới phát triển của thai nhi. Vì vậy, biện pháp được ưu tiên là sử dụng các mẹo chữa viêm họng tại nhà. Khi không thể đáp ứng được với cách chữa này và tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày thì lúc này mẹ bầu sẽ cần phải sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Chữa viêm họng bằng mẹo dân gian tại nhà

Điều trị viêm họng bằng mẹo dân gian là cách làm an toàn, đem lại hiệu quả cao mà mẹ bầu có thể áp dụng. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.

  • Xông mũi: Xông mũi có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, làm giảm các triệu chứng như ngứa mũi, nghẹt mũi, ngứa họng, ho,… Mẹ bầu có thể dùng các loại lá dược liệu như bạc hà, lá chanh, tía tô,… xông mũi để thấy được hiệu quả nhanh chóng. Tinh dầu từ lá thảo dược không chỉ giúp thư giãn cơ thể mà còn xoa dịu cơn ngứa, rát ở họng, cải thiện tình trạng viêm họng.
  • Súc miệng nước muối: Nước muối có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm giảm ngứa rát, sưng đau ở cổ họng. Do vậy, để bệnh mau khỏi, mẹ bầu cần thường xuyên súc miệng nước muối thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, virus trong khoang miệng.
Mật ong và chanh có tác dụng kháng khuẩn, làm giảm sưng viêm
Mật ong và chanh có tác dụng kháng khuẩn, làm giảm sưng viêm
  • Trà gừng: Gừng có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, chống nấm, làm giảm các triệu chứng của viêm họng. Uống trà gừng làm dịu cảm giác ngứa rát, đau nhức ở cổ họng. Để trị viêm họng, mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị một cốc nước ấm, thả vào vài miếng gừng tươi thái lát. Để dễ uống hơn, bạn có thể thêm vào chút mật ong tạo độ ngọt.
  • Trà hoa cúc: Hoa cúc có tác dụng kháng viêm, giảm đau, được dùng rộng rãi trong các bài thuốc trị viêm họng. Khi hãm trà hoa cúc, mẹ bầu có thể cho thêm mật ong để trà được thơm ngon, dễ uống hơn.
  • Trà chanh mật ong: Mật ong có chứa nhiều vitamin có tác dụng làm dịu, làm lành tổn thương ở niêm mạc họng. Chanh có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, loại bỏ dịch nhầy ở cổ họng. Thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị 1 cốc nước ấm, vắt nửa quả chanh và thêm 1 thìa mật ong. Duy trì trong khoảng 3-5 ngày, bạn sẽ thấy tình trạng ngứa rát, sưng đau ở họng được cải thiện rõ rệt, nhanh chóng, hiệu quả.

Bà bầu bị viêm họng uống thuốc gì?

Theo các chuyên gia y tế, bà bầu bị viêm họng cần hạn chế sử dụng thuốc Tây. Bởi thuốc Tây có dược tính mạnh, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu sử dụng quá liều, không đúng cách. Do đó, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ kê, nghiêm cấm các trường hợp tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà. Một số loại thuốc trị viêm họng thường được bác sĩ chỉ định như:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được kê với những trường hợp bị viêm họng do vi khuẩn, triệu chứng bệnh kéo dài không thuyên giảm. Một số thuốc kháng sinh không gây hại đến sức khỏe phụ nữ mang thai như Penicillin, Erythromycin, Cephalosporins,…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nếu bị viêm họng do virus, mẹ bầu có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt. Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau thông dụng có thể làm giảm nhanh tình trạng sưng, rát và đau ở cổ họng. Theo đó, một số thuốc thường được dùng như paracetamol, anilin,…
Bà bầu bị viêm họng cần dùng thuốc theo đúng liều lượng được kê
Bà bầu bị viêm họng cần dùng thuốc theo đúng liều lượng được kê

Lưu ý: Mẹ bầu nên dùng thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định, tránh lạm dụng, bỏ thuốc. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt có thành phần aspirin bởi hoạt chất này có thể gây ra rối loạn ở phổi, tăng nguy cơ khiến thai nhi bị dị dạng.

Chữa viêm họng cho bà bầu bằng thuốc Đông y

Theo YHCT, bệnh viêm họng xảy ra là do chính khí hư suy khiến sức đề kháng yếu kém, tạo điều kiện cho các yếu tố ngoại tà xâm nhập vào trong cơ thể. Các bài thuốc Đông y trị viêm họng sẽ sử dụng tới các thảo dược có khả năng loại bỏ tà khí, bồ bổ chính khí, giúp giải quyết triệt để căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên, thực tế thì việc dùng thành phần dược liệu nào, với liều lượng bao nhiêu thì cần dựa vào từng trạng bệnh cụ thể. Một số bài thuốc dưới đây chỉ là thông tin tham khảo, không giúp điều trị tất cả các thể bệnh viêm họng. Bạn đọc muốn chữa trị hiệu quả thì nên thăm khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc, người có chuyên môn.

  • Bài thuốc 1: Dùng để chữa viêm họng do chứng phong nhiệt, gồm có những dược liệu như phòng phong, nhân sâm, bạc hà, bán hạ, kinh giới, cam thảo, cương tàm, đởm tinh, sinh khương, tân di, tô diệp.
  • Bài thuốc 2: Dùng để điều trị chứng viêm họng do phong hàn. Thành phần bài thuốc gồm có phòng phong, sài hồ, khương hoạt, cát cạnh, kinh giới, tiền hồ, phục linh,  cam thảo (mỗi thứ 12 lạng), kết hợp với cương tàm, sinh khương, tô diệp (mỗi thứ 10g).
  • Bài thuốc 3: Bài thuốc gồm các dược liệu như chi tử, bạc hà, cam thảo, kinh giới, hoàng cầm, huyền sâm, xích thược, đại hoàng, mang tiêu, triết bối mẫu, thiên hoa phấn… Được dùng để điều trị chứng phế vị nhiệt thịnh.
Điều trị viêm họng bằng Đông y đẩy lui triệt để các triệu chứng bệnh
Điều trị viêm họng bằng Đông y đẩy lui triệt để các triệu chứng bệnh

Ưu điểm của thuốc Đông y là sử dụng thảo dược từ tự nhiên, chữa bệnh từ gốc tới ngọn nên có tính hiệu quả và an toàn cao, phù hợp với cơ địa của phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên nhược điểm của thuốc là phát huy tác dụng chậm, đòi hỏi bệnh nhân dùng thuốc cần kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ.

Bà bầu bị viêm họng nên ăn gì? kiêng gì?

Trong giai đoạn mang thai, bà bầu cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, thực phẩm ăn uống hàng ngày. Vậy bà bầu bị viêm họng nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Thực phẩm bà bầu bị viêm họng nên ăn

Để hỗ trợ điều trị bệnh và không làm ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu có thể tham khảo, bổ sung vào thực đơn hàng ngày một số loại thực phẩm tốt cho người bị viêm họng sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Theo các chuyên gia y tế, vitamin C có tác dụng thải độc cơ thể, loại bỏ các chất có hại ra khỏi cơ thể. Thực phẩm giàu vitamin C không chỉ làm mát cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Mẹ bầu có thể bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày các loại hoa quả giàu vitamin C như chanh, cam, bưởi, táo, xoài, ổi, dứa,…
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm được biết đến là nguyên tố vi lượng có đa tác dụng. Kẽm làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể trước những bệnh lý về hô hấp, đặc biệt là bệnh có nguyên nhân do virus. Theo đó, mẹ bầu bị viêm họng có thể ăn các loại thực phẩm như sò, ngao, củ cải,… để bổ sung kẽm cho cơ thể.
  • Mật ong: Mật ong được mệnh danh là thần dược bởi khả năng chữa viêm họng hữu hiệu. Mật ong có chứa nhiều vitamin giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, tan đờm, làm dịu niêm mạc cổ họng, làm giảm các triệu chứng của viêm họng một cách nhanh chóng.
Trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung nhiều trái cây, rau xanh
Trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung thêm nhiều trái cây giàu vitamin C

Thực phẩm bà bầu bị viêm họng không nên ăn

Để tránh gây hại cho thai nhi, bà bầu khi bị viêm họng cần tránh một số thực phẩm sau:

  • Món cay: Theo các bác sĩ, trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu cần tránh ăn đồ ăn cay nóng bởi những món ăn này kích thích niêm mạc họng, gây tổn thương đến hệ tiêu hóa. Thức ăn cay nóng làm tăng tiết dịch nhầy cổ họng, khiến tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ bầu ăn đồ ăn cay nóng sẽ khiến tình trạng viêm họng kéo dài dai dẳng.
  • Món chiên nướng: Đây là những món bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn. Đồ ăn chiên rán có nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng áp lực cho dạ dày đồng thời làm tăng nguy cơ dạ dày trào ngược. Đặc biệt, món chiên nướng còn làm dịch nhầy cổ họng tăng tiết, khiến tình trạng viêm họng kéo dài lâu ngày.
  • Đồ ăn lạnh: Thực phẩm lạnh khiến tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn, làm niêm mạc họng bị phù nề, nghiêm trọng hơn là gây tắc khí phổi, khiến các cơn ho xuất hiện dày đặc. Do vậy, nếu bị viêm họng khi mang thai mẹ bầu cần tránh không ăn thực phẩm đông lạnh, uống nước lạnh.

Lưu ý dành cho mẹ bầu bị viêm họng

Trong giai đoạn thai kỳ, khả năng đề kháng của mẹ bầu có thể giảm sút. Do vậy, để hạn chế viêm họng, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chú ý giữ ấm cơ thể vào thời điểm thời tiết chuyển sang lạnh, đặc biệt là giữ ấm vùng cổ, ngực, gan bàn chân,…
  • Hạn chế nói to, la hét để không làm niêm mạc họng bị tổn thương, khiến bệnh kéo dài dai dẳng.
  • Vệ sinh nhà cửa, khử trùng và hút bụi thường xuyên để đảm bảo không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát.
  • Tránh tiếp xúc với người có bệnh liên quan đến đường hô hấp như cúm, cảm lạnh, viêm họng,…
  • Không được hút thuốc lá, tránh xa nơi có khói thuốc. Bởi khói thuốc có thể khiến tình hình bệnh trở nên nghiêm trọng, tồi tệ hơn.

Viêm họng trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, nếu thấy triệu chứng bệnh dai dẳng không dứt, mẹ bầu cần nhanh chóng thăm khám để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán, điều trị theo phác đồ phù hợp.

Đừng bỏ qua các bài viết sau:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo