Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Trị An Toàn, Hiệu Quả
Mang thai là quãng thời gian vất vả đối với mọi người phụ nữ. Đặc biệt là khi cơ thể tăng cân, lượng hormone thay đổi có thể khiến cho bà bầu bị nổi mẩn ngứa rất khó chịu và thêm phần mệt mỏi. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà hiện tượng này có thể biến mất trong vài tuần hoặc kéo dài ngay cả sau khi sinh. Để có thể chữa khỏi thì cần phải xác định được yếu tố gây bệnh. Dưới đây là thông tin chi tiết.

Nguyên nhân khiến bà bầu nổi mẩn ngứa khi mang thai
Nhiều phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng nổi các nốt đỏ, mẩn ngứa xung quanh vùng da mặt, lưng, bụng, tay chân… Các nốt mẩn đỏ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến bà bầu vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Theo các chuyên gia da liễu, bà bầu bị nổi mẩn ngứa có thể do các nguyên nhân sau:
Bà bầu bị nổi mẩn ngứa do bị căng da đột ngột
Thai nhi lớn nhanh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng nổi mẩn ngứa ở bà bầu. Đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ, em bé trong bụng phát triển rất nhanh. Điều này khiến cho tử cung giãn ra khiến da bụng bà bầu căng lên. Sự căng da đột ngột khiến sẽ gây viêm, ngứa ngáy và khó chịu. Tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa thường xuất hiện ở vùng bụng, ngực, đùi và bắp tay.
Thay đổi nội tiết tố khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, hormone của người phụ nữ có sự thay đổi rất lớn. Lúc này, hoàng thể ở buồng trứng sẽ tiết ra lượng hormone progesterone nhiều hơn bình thường. Hormon này giúp cho quá trình mang thai của mẹ trở nên thuận lợi và giữ cho bào thai nằm chắc trong tử cung. Đồng thời nó ngăn chặn tình trạng co thắt quá độ khi sinh.
Tuy nhiên nó khiến cho cơ địa của mẹ bầu không thích ứng kịp và kích thích tế bào hắc tố và Proopiomelanocortin. Chính sự thay đổi hormone này đã làm cơ thể bà bầu bị nổi các nốt mẩn ngứa.

Nổi mề đay cũng là nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở bà bầu
Theo chỉ số thống kê của Bệnh viện phụ sản, có khoảng 1% phụ nữ khi mang thai bị nổi mề đay. Đặc trưng của bệnh lý này là nổi lên các nốt sần màu đỏ, tập trung thành các mảng có kích thước từ 3- 5cm trên các vùng da bị rạn như bụng, phần bắp chân, đùi trong…
Mề đay thường xuất hiện trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối chu kỳ. Những nốt mẩn ngứa do triệu chứng này gây ra khiến bà bầu có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Viêm nang lông khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa
Viêm nang lông khi mang thai là bệnh lý da liễu lành tính thường xuất hiện ở trong tam ca nguyệt thứ 2, thứ 3 của thai kỳ. Viêm nang lông là căn bệnh da liễu khá hiếm, thường sẽ tự khỏi sau khi sinh xong.
Tình trạng viêm nang lông ở bà bầu có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai. Khi bị viêm nang lông, phần da bị viêm nổi các nốt đỏ sần có kích thước từ 3-5mm. Sự xuất hiện của các nốt sần đỏ này thường kèm theo những cơn ngứa xảy ra thường xuyên.
Bà bầu bị nổi mẩn ngứa do viêm da bọng nước
Viêm da bọng nước là bệnh lý thường xuất hiện ở tuần thứ 20-21 của chu kỳ thai. Triệu chứng ban đầu của bệnh là các mảng mụn nước và nốt mẩn mọc quanh vùng rốn và đùi. Sau đó các mảng mẩn ngứa này lan sang các vùng da tay, vùng bụng, gây ngứa ngáy, khó chịu cho thai phụ.

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa do tâm lý bất ổn, lo lắng
Trong thời kì này, những phụ nữ mang thai lần đầu thường mất ngủ, lo lắng thậm chí là stress. Nguyên nhân do hormone thay đổi kèm theo những dấu hiệu mang thai lạ lẫm khiến họ không kịp thích nghi. Những bất ổn về tâm lý tạo điều kiện thuận lợi cho các nốt mẩn ngứa nổi lên khắp toàn thân.
Chế độ ăn uống
Ở nhiều bà bầu, trong thời kỳ mang thai thường hay thèm ăn. Việc bổ sung vào cơ thể quá nhiều chất dinh dưỡng khiến cơ thể không kịp thích nghi. Sự thay đổi đột ngột của chế độ dinh dưỡng làm cho cơ thể nóng lên, thừa chất và nổi các nốt mẩn ngứa.
Ứ mật trong gan
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nổi mẩn ở bà bầu là bệnh lý ứ mật trong gan. Ứ mật trong gan thường xuất hiện ở tuần thai thứ hai hoặc thứ ba thai kỳ. Ứ mật làm cho dịch mật không lưu thông một cách bình thường trong gan, làm muối mật tích tụ dưới da. Điều này làm cho da bà bầu bị nổi mẩn ngứa, đặc biệt ở các lòng bàn tay, bàn chân.
Ngoài triệu chứng nổi mẩn ngứa, bà bầu còn gặp thêm các triệu chứng khác như: khó ngủ, ăn không ngon, khó tiêu hóa, hay buồn nôn. Vùng da nổi mẩn ngứa sau vài ngày sẽ trở nên đau nhức và xuất hiện những vết xước nhỏ do gãi.

Nguyên nhân khác
Ngoài ra một số tác nhân dưới đây cũng có thể khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa:
- Do thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, chuyển mùa khiến cơ thể bà bầu không kịp thích ứng, dẫn đến dị ứng, nổi mề đay.
- Do thuốc: Việc bổ sung nhiều thuốc bổ, sắt, canxi, tiêm vắc xin… có thể khiến mẹ bầu nổi mề đay.
- Do thực phẩm: Mẹ bầu ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, hạnh nhân, đậu phộng… hoặc có chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu chất hoặc thừa chất.
- Do cơ địa: Một số mẹ bầu có cơ địa mẫn cảm, dễ phản ứng với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá…
Bà bầu nổi mẩn ngứa khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo chia sẻ của các chuyên gia da liễu, nổi mẩn ngứa ở các bà bầu là hiện tượng thường gặp và khá lành tính và có thể tự biến mất sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nổi mẩn ngứa khi mang thai thường gây ra những khó chịu, bất tiện cho bà bầu, khiến thai phụ lo lắng, ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Có những trường hợp mẩn ngứa nổi lên quá nhiều, kéo dài làm bà bầu gãi thường xuyên, gây ra các bệnh ngoài da, nhiễm trùng diện rộng, đặc biệt là kích thích co thắt tử cung dẫn đến sinh non.
Một số ít trường hợp, bà bầu bị nổi mẩn ngứa do mắc bệnh mề đay mãn tính thì sẽ không có khả năng tự khỏi. Đồng thời, nếu không có biện pháp điều trị đúng đắn sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cụ thể:
- Đối với thai nhi: Thai nhi chậm phát triển, trẻ mắc bệnh mề đay bẩm sinh. Ngoài ra, bé có thể bị các dị tật mắt, dị dạng huyết quản, hở hàm ếch, tay chân thiếu ngón… do virus ăn sâu vào cơ thể và ảnh hưởng đến quá trình nhân bản AND.
- Đối với người mẹ: Mề đay sẽ có thể khiến mẹ bầu bị nhiễm trùng da, phù mạch, sưng mắt, môi, sốc phản vệ và đối mặt với nguy cơ sinh non, hoặc thậm chí sảy thai.
Ngoài ra, các mẹ bầu cũng cần chú ý, mẩn ngứa có thể xảy ra do các bệnh như ứ mật trong gan, viêm nấm âm đạo. Những bệnh lý này sẽ có thể khiến thai phụ có nguy cơ sinh non, sảy thai, thai bị dị tật … nếu không được phát hiện và chữa trị. Do đó, khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu nổi mẩn ngứa kéo dài kèm chán ăn, vàng da, nôn mửa, buồn nôn, phân màu nhạt, sốt phát ban, nóng rát âm đạo thì cần đi khám ngay lập tức.
Cách chữa dị ứng mẩn ngứa cho các bà bầu hiệu quả tại nhà
Như đã nói ở trên, phần lớn các trường hợp nổi mẩn ngứa ở bầu có thể tự biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên trong thời gian này nếu mẹ bầu không thể chịu đựng được sự khó chịu của những cơn ngứa thì có thể áp dụng một số biện pháp chữa trị tại nhà như sau:
Chăm sóc da tại nhà đúng cách
Trong thời kỳ mang thai, làn da nhạy cảm bà bầu thường chịu nhiều thương tổn do các vết rạn da, các nốt mẩn ngứa, thâm sẹo. Để da được làm dịu, phục hồi, bà bầu nên lưu ý các cách chăm sóc da dưới đây:
- Tuyệt đối không đưa tay gãi, chà xát hay cố nặn các nốt mẩn đỏ trên da làm các nốt này loang sang các vùng da xung quanh.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất vải cotton để da có thể hô hấp và thấm hút mồ hôi.
- Tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh cơ thể hàng ngày bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ, không chứa nhiều chất tẩy trắng. Bà bầu nên sử dụng nước nóng pha loãng để tắm, không nên dùng nước quá nóng làm các nốt mẩn đỏ trên da bị bỏng rát.
- Hạn chế dùng nước hoa, các sản phẩm dưỡng trắng da chứa dầu. Những sản phẩm này chứa các tác nhân gây kích ứng, bít tắc lỗ chân lông, làm các nốt đỏ trên da trở nên lan rộng.
Sử dụng một số mẹo chữa dân gian
Các mẹo chữa dân gian nổi bật với đặc điểm là sử dụng nguyên liệu tự nhiên, lành tính. Vì vậy nó sẽ giúp mẹ bầu xoa dịu các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu mà vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo chữa dân gian phổ biến thai phụ có thể thử áp dụng:
- Bài thuốc lá ngải cứu: Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước và cho chảo sao nóng cùng một ít muối. Dùng túi vải hoặc khăn bông gạc để gói hỗn hợp vừa rang để chườm lên vùng da nổi mẩn. Thực hiện hằng ngày sau khi tắm để được hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng nha đam: Rửa sạch nha đam, gọt vỏ. Dùng gel nha đam để xoa nhẹ lên vùng da nổi mẩn để giảm viêm ngứa. Kiên trì thực hiện ngày 2- 3 lần để được hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng lá hẹ: Rửa sạch lá hẹ rồi xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt và thoa lên các vùng da bị ngứa để điều trị tình trạng nổi mẩn hiệu quả.

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho bà bầu bị nổi mẩn ngứa
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bà bầu và em bé. Một sức đề kháng tốt sẽ giúp thai phụ chống lại các tác nhân bên ngoài. Vì vậy, mẹ bầu nên thiết lập một chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý như sau:
- Chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, chú trọng bổ sung rau xanh, củ quả, trái cây chứa nhiều vitamin A, vitamin D và các thực phẩm chứa nhiều Omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu. Hạn chế ăn quá nhiều các thức ăn cay nóng, dầu mỡ và các đồ ăn chứa nhiều đạm.
- Uống nhiều nước để giúp dưỡng ẩm, sẽ hạn chế được tình trạng khô ngứa có thể xảy ra.
- Tránh xa các sản phẩm có chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cafe.
- Tập thể dục bằng các bài tập nhẹ nhàng như tập thiền, tập yoga, đi bộ để giúp tâm lý thoải mái cũng như điều hòa việc lưu thông máu.
- Bà bầu hạn chế thức khuya, làm việc chân tay nặng nhọc. Tránh suy nghĩ quá nhiều dẫn đến căng thẳng, stress.
Thuốc chữa nổi mẩn ngứa dành cho bà bầu
Trong trường hợp bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở mức độ nặng thì sẽ có thể phải một số loại thuốc. Tuy nhiên, vì đang trong thời kỳ mang thai, nên việc điều trị mề đay cần thận trọng để không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Dưới đây là 2 loại thuốc phổ biến, mỗi loại có ưu nhược điểm riêng, mẹ bầu nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng:
Thuốc Tây y điều trị nổi mẩn ngứa cho bà bầu
Thuốc Tây y có công dụng mạnh, điều trị nhanh các chứng nổi mẩn ngứa và giúp da phục hồi nhanh, tái tạo những tế bào da mới. Tuy nhiên, khi mang thai, phụ nữ được khuyến nghị nên hạn chế tối đa sử dụng thuốc tân dược để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê cho mẹ bầu một số loại thuốc có hoạt lực thấp như:
- Nhóm thuốc kháng Histamnine dạng uống hoặc bôi ngoài da
- Thuốc bôi ngoài da Steroid
- Thuốc Corticosteroid dùng cho trường hợp bệnh nặng và thường sử dụng ngắn ngày.
Lưu ý: Thuốc Tây y có thể gây tác dụng như táo bón, buồn nôn, đau dạ dày, li bì, co giật… nên có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, bà bầu khi trị mẩn ngứa bằng thuốc tân dược cần phải có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Thuốc Đông y chữa nổi mẩn ngứa cho bà bầu
Thuốc Đông y được nhiều bà bầu lựa chọn bởi hiệu quả lâu dài, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Cơ chế chữa bệnh của thuốc Đông y là tập trung vào giải độc và phục hồi lục phủ ngũ tạng. Thuốc Đông y sử dụng nguyên liệu là các thảo dược tự nhiên và đã được nghiên cứu và ứng dụng hàng trăm năm nên có thể đảm bảo sự an toàn cho mẹ bầu.
Tình trạng nổi mẩn ngứa ở bà bầu là bệnh lý phổ biến và lành tính. Hi vọng qua bài viết các bà bầu có thêm những kiến thức cơ bản về tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa. Đồng thời tìm ra phương pháp điều trị chứng bệnh hiệu quả để có một kỳ thai sản an toàn, hạnh phúc.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!