Hội chứng bà bầu bị đau khớp cổ tay cần chú ý những điều này
Bà bầu bị đau khớp cổ tay là một trong nhiều triệu chứng về xương khớp mà khi mang thai phụ nữ hay gặp phải. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cần lưu ý gì khi mắc phải hội chứng này. Bài viết dưới đây sẽ có câu trả lời giúp thai phụ có thêm hiểu biết và xử lý cơn đau hiệu quả hơn.
Nguyên nhân bà bầu bị đau khớp cổ tay
Hiện tượng đau khớp cổ tay khi mang thai có nguyên nhân chủ yếu là do các ống thần kinh vùng rãnh cổ tay bị sưng, các dây thần kinh bị co kéo và tạo áp, kết quả dẫn đến hiện tượng căng phồng, tê ngứa, nóng tan và đau các khớp cổ tay. Ngoài ra, hiện tượng đau khớp cổ tay ở thai phụ còn xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Do tăng cân nhiều: Hầu hết các chị em khi mang thai, ít nhiều đều sẽ tăng cân. Trọng lượng lớn sẽ tạo ra sức ép lên hệ thống cơ xương khớp và gây ra tình trạng đau nhức các khớp xương, trong đó có khớp cổ tay.
- Do thay đổi hormone: Khi mang thai, lượng hormone trong cơ thể bà bầu chắc chắn bị thay đổi, cân nặng cũng bị thay đổi. Trọng lượng của thai nhi tăng lên làm hệ thống cơ xương bị chèn ép, các khớp trong cơ thể người mẹ bắt đầu giãn nở khi thai nhi phát triển gây ra hội chứng bà bầu bị đau khớp cổ tay.
- Do công việc: Ngoài các nguyên nhân trên, đối với các mẹ bầu có công việc đòi hỏi phải sử dụng ngón tay nhiều như nhân viên văn phòng, đánh máy… cũng có thể bị viêm đau khớp cổ tay khi mang thai.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân từng bị mắc các chứng bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là khớp cổ tay thì khi mang thai bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh này.
Các triệu chứng đau khớp cổ tay
Thông thường, triệu chứng đau khớp cổ tay ở bà bầu chỉ xuất hiện khi thai nhi được 5 hoặc 6 tháng tuổi. Bao gồm:
- Các ngón tay và khớp cổ tay cử động khó khăn.
- Có cảm giác ngứa âm ỉ ở đầu ngón tay, khớp cổ tay hoặc bàn tay.
- Xuất hiện các cảm giác tê đau và sưng các ngón tay, lan ra cả bàn ta và khớp cổ tay. Những triệu chứng này chủ yếu tập trung ở ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa.
- Nhiều trường hợp mà cơn đau có thể lan rộng ra cả vùng bắp tay và cẳng tay. Cảm giác đau nhức sẽ trở nên nặng hơn khi về đêm.
- Trường hợp nghiêm trọng, tay mẹ bầu trở nên yếu và mất sức cử động.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Mặc dù là hiện tượng bình thường nhưng nếu mẹ bầu nhận thấy tình trạng đau khớp cổ tay của mình có những biểu hiện như sau thì nên sớm gặp bác sĩ để thăm khám:
- Cảm giác đau đớn và tê bì tay diễn ra liên miên, ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
- Tình trạng tê bì thường xuyên xuất hiện ở bất cứ phần nào trên tay.
- Các cơ gần ngón tay có hiện tượng suy yếu. Đây là biểu hiện cho thấy, dây thần kinh đang bị ngừng hoạt động và có nguy cơ cao bị hủy hoại.
- Tình trạng đau nhức diễn ra trong thời gian dài (trên 1 tuần) và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Cách giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng đau khớp cổ tay
Phụ nữ mang thai có cơ địa rất nhạy cảm nên thường không được tùy tiện sử dụng thuốc điều trị. Việc sử dụng thuốc cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và đã qua khám xét cẩn thận. Thông thường nếu không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ hạn chế kê thuốc điều trị cho thai phụ vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, khi bị đau cổ tay, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà sau đây:
Cách chăm sóc, bảo vệ cổ tay
Ngay khi có những triệu chứng đau nhức ở khớp cổ tay, mẹ bầu cần chú ý thực hiện những điều sau đây để cải thiện tình trạng bệnh:
- Khi đi ngủ, tốt nhất là mẹ bầu hãy cố định tay ở một vị trí trung lập với một thanh nẹp để tránh nằm đè lên tay lúc ngủ.
- Nếu bắt đầu có dấu hiệu cảm thấy đau nhức và tê khớp cổ tay, có thể kê tay trên gối, vẩy tay hoặc massage nhẹ nhàng cho đến khi cơn đau hay tê mỏi giảm bớt.
- Với mẹ bầu phải làm việc nhiều với máy tính thì hãy điều chỉnh ghế ngồi cao hơn để tay không phải cố với mỗi khi gõ bàn phím, và cố gắng sử dụng hai tay khi đánh máy.
- Có thể kết hợp cùng các bài tập yoga làm một vài động tác kéo căng cơ tay và chườm lạnh vào vùng khớp cổ tay bị đau để giúp giảm đau.
- Cần cố gắng giữ ấm cho đôi tay sẽ giúp giảm cảm giác đau.
- Sử dụng liệu pháp sóng siêu âm để cải thiện các triệu chứng bệnh.
Sử dụng mẹo chữa từ dân gian
Ngoài ra, thai phụ có thể giảm đau bằng cách áp dụng những mẹo chữa dân gian. Phổ biến như:
- Chườm đá lạnh: Đây là cách chữa được khá nhiều người áp dụng khi bị đau xương khớp. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm các dây thần kinh tạm thời bị tê và giảm sưng viêm. Người bệnh nhờ đó sẽ cảm thấy bớt đau và dễ chịu hơn.
- Uống trà hoa cúc: Uống trà hoa cúc không những có tác dụng làm an thần, giúp mẹ bầu cảm thấy thư thái mà còn giúp giảm tình trạng viêm nhiễm tại khớp cổ tay hiệu quả. Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần lưu ý, không lạm dụng sẽ ảnh hưởng thai nhi.
Xem thêm: Thuốc trị viêm đau khớp cổ tay nào an toàn, hiệu quả nhất hiện nay?
- Chườm tinh dầu: Thai phụ có thể sử dụng tinh dầu hoa cúc hoặc cây bách để cải thiện triệu chứng bệnh. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước, sau đó dùng khăn thấm nước và bọc quanh cổ tay để giảm đau.
Dinh dưỡng cho bà bầu bị đau khớp cổ tay
Chế độ ăn uống hợp lý là biện pháp hữu hiệu đầu tiên giúp cho bà bầu bị đau khớp cổ tay giảm bớt các cơn đau, tê và sưng tấy.
- Cố gắng duy trì lượng đường và mỡ trong cơ thể để tránh tăng cân quá mức. Đồng thời cần ăn nhiêu thực phẩm giàu vitamin B, đặc biệt là vitamin B6 như hạt hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó, chuối…
- Mẹ bầu cũng cố gắng ăn thật nhiều nhiều rau xanh và các loại củ, bổ sung canxi và vitamin D trong các thực phẩm như trứng, cua, cá, sữa… như vậy sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh hạn chế tình trạng đau khớp cổ tay.
- Ngoài ra thì mẹ bầu cũng nên ăn nhạt, không nên ăn quá mặn, điều này sẽ giúp cho cơ thể tránh tình trạng tích nước dẫn đến chứng phù nề.
Chứng đau khớp cổ tay khi mang thai sẽ tự biến mất sau sinh nên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bà bầu bị đau khớp cổ tay có thêm được nhiều thông tin hữu ích và chọn được biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Để quá trình trị đau khớp cổ tay được hiệu quả nhất bà bầu có thể kết hợp sử dụng thêm với một số loại thuốc tây
Đọc thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!